Ông chủ Vinaxuki với nỗi buồn 'buôn tài không bằng dài vốn'

08:38 | 09/08/2018

3,497 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chủ tịch Bùi Ngọc Huyên cay đắng vì ngân hàng chỉ cho vay một đến ba năm, trong khi để nội địa hóa được xe con cần tới 10 năm.

Trong bộ đồ giản dị, áo sơ-mi sơ-vin quần âu rộng, mái tóc bạc trắng, ông Bùi Ngọc Huyên bước chậm rãi vào căn nhà vắng lặng, ba tầng với mặt bằng rộng hơn trăm mét vuông. Nơi đây một thời là trụ sở làm việc của Vinaxuki. Trước thềm nhà là mẫu ôtô nội địa Vinaxuki hoàn thành nhiều năm trước nhưng chưa bao giờ có cơ hội đến với người tiêu dùng. Một chiếc khác màu vàng được cất giữ đằng sau ô cửa kính khóa kỹ. Cả hai phủ lớp bụi dày.

Phòng họp ở tầng 2 nơi ông ngồi có một chiếc cửa sổ lớn, nhìn thẳng xuống khu nhà xưởng hoang vắng, rỉ sét, cỏ mọc trên dưới một mét. Công xưởng này 8 năm trước là nơi làm việc của hơn 1.700 công nhân, giờ chỉ còn lại hơn chục người cả bảo vệ. Ông sống một mình trong trụ sở cũ, căn phòng trên tầng 3 được cải tạo lại thành nơi ở. Phần còn lại của toà nhà gần như không được dùng đến với những bộ bàn ghế mờ bụi.

Ông chủ Vinaxuki với nỗi buồn 'buôn tài không bằng dài vốn'
Một chiếc xe nội địa do Vinaxuki thiết kế nằm trước cửa văn phòng tại Đông Anh, Hà Nội, tháng 8/2018. Ảnh: Phạm An

Bước sang tuổi 76, tai ông đã ù. Nhưng thói quen nói nhanh thì vẫn như thời sôi nổi. Sau mỗi câu luôn là nụ cười buồn và tiếng thở dài. Trong câu chuyện với VnExpress về những ngày đã qua, ông nhắc đi nhắc lại vấn đề vốn, nguyên nhân dẫn đến thất bại của Vinaxuki.

- Người ta từng nói nhiều về một Bùi Ngọc Huyên Vinaxuki mà chưa biết nhiều về ông trước đó. Ông từng khởi nghiệp như thế nào?

- Tôi xuất thân từ một người lính, từng là chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong thời 1964 – 1965. Năm 1968 tôi được cơ quan cho về học Đại học Giao thông Vận tải rồi làm chuyên viên tại Bộ Giao thông Vận tải.

Khi đó, để nâng cao thu nhập gia đình, tôi nhận việc về làm thêm ở nhà như chế tạo, thiết kế thuê và gia công lại các loại máy sau đó bán cho tư nhân. Thời đất nước mới mở cửa, hàng hoá khan hiếm nên sản phẩm làm ra bán rất chạy.

Năm 1992 lúc 50 tuổi, tôi xin về hưu sớm để xây dựng sự nghiệp riêng. Đầu tiên mở cơ sở sản xuất cung ứng thiết bị y tế. Làm ăn nghiêm chỉnh nên thắng thầu nhiều hợp đồng của Ngân hàng Thế giới, ngân hàng ADB và chính phủ nước ngoài. Sau đó tôi chuyển hướng sang lĩnh vực ôtô và đứng ra thành lập ôtô Xuân Kiên – Vinaxuki, chuyên sản xuất xe tải, xe bán tải.

Lúc đó vốn tự có khoảng 170 tỷ, tôi vay thêm ngân hàng 100 tỷ phát triển ba mẫu xe tải nội địa hóa trên 40% và bán ra thị trường. Chỉ hai năm là thu hồi vốn dù không để lãi cao. Thu 100 đồng thì lãi 10-15 đồng thôi.

Trong suốt 5 năm 2004 – 2009, Vinaxuki chúng tôi là thương hiệu nổi tiếng nhất nhì Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp xe tải và xe bán tải. Không những có thể hoàn vốn đầu tư, trả nợ ngân hàng mà còn mang về lợi nhuận lên đến 800 tỷ. Nhất là ở miền Nam, các đại lý nói với tôi rằng trong 10 người mua ôtô tải lắp ráp nội địa khi đó thì có đến 6 người mua Vinaxuki.

Ông chủ Vinaxuki với nỗi buồn 'buôn tài không bằng dài vốn'
Chủ tịch Vinaxuki Bùi Ngọc Huyên trong văn phòng công ty tại Đông Anh, Hà Nội tháng 8/2018. Ở tuổi 76 ông vẫn mơ về ôtô nội địa hóa. Ảnh: Phạm An

-Từ đỉnh cao, Vinaxuki bắt đầu rơi vào khó khăn từ lúc nào?

- Năm 2010, khi khủng hoảng kinh tế nổ ra. Hàng nghìn ôtô tải lắp ráp xong để đấy vì ế ẩm, giá xe giảm dẫn đến lợi nhuận giảm dần. Cho đến 2012, lần đầu tiên sau 20 năm kinh doanh tôi lỗ 45 tỷ.

Đây cũng là lúc tôi hoàn thành giai đoạn nghiên cứu sản xuất xe con với mục tiêu nội địa hoá trên 40%. Đầu tư xong 13 nhà máy đặt tại nhiều tỉnh, thuê các kỹ sư nước ngoài về chuyển giao công nghệ. Làm ra một mẫu xe 8 chỗ và 2 mẫu xe 5 chỗ. Chạy thử thành công và chuẩn bị đưa vào sản xuất.

Đúng lúc đó thì các ngân hàng đồng loạt cắt vốn lưu động.

- Nhìn lại, ông thấy nguyên nhân khiến doanh nghiệp rơi vào ngõ cụt là gì?

- Tại các quốc gia khác, khoản vay cho các công ty sản xuất, nội địa hoá tối thiểu thường là 10 năm đến 20 năm, nhất là ngành sản xuất ôtô phải đầu tư công nghệ cao, máy móc tự động. Trong khi đó, thời gian đầu tư riêng thân vỏ đã mất 5 năm. Hoàn thành thiết kế một mẫu thân ôtô con, lắp ráp hoàn chỉnh, bán ra thị trường, thu hồi vốn phải mất trên 10 năm. Thế nhưng thời đó ngân hàng chỉ cho vay từ một năm đến 3 năm. Phần lớn là một năm thì tôi không chịu nổi.

Trong trường hợp không khủng hoảng, doanh nghiệp sẽ lấy lãi trong sản xuất để đảo hạn. Nhưng đúng lúc đó, khủng hoảng xảy ra, hàng bán không chạy, nên không đảo hạn được.

Ngoài ra, lúc tôi vay thì lãi suất ưu đãi 6%. Nhưng sau 2-3 năm, lúc trả thì thả nổi lên 15-20%, có ngân hàng 22%. Nhiều đại lý của tôi phải trả đến 30%. Ai mà chịu được.

Theo kế hoạch một năm doanh nghiệp trả 50 tỷ đồng lãi suất cho ngân hàng nhưng thực tế lãi suất vọt lên chỉ trong 3-4 năm. Đến 2010 và 2012 kế hoạch tài chính bị phá vỡ. Dòng tiền dự định để trả lãi suất ở mức 150 tỷ, nhưng trên thực tế lãi suất cao vọt nên đẩy lên 450 tỷ. Doanh nghiệp hết vốn làm ăn.

Lúc đó tôi có trong tay 13 nhà máy. Từ phun sơn, sản xuất cabin, sản xuất thân vỏ xe, đúc luyện ở Thái Nguyên, khai thác mỏ, luyện quặng ở Đắk Nông, sản xuất sản xuất xe tải nặng, xe khách ở Thanh Hóa. Tổng cộng tôi vay có 1.400 tỷ từ 4 ngân hàng thôi. Trong đó vay cho ôtô 1.200 tỷ, không bằng công ty khác vay đầu tư một nhà máy lắp ráp mà ngân hàng cắt vốn lưu động.

Bao nhiêu máy móc công nghệ cao vừa lắp lên, đang dùng thử thì khi bán nợ xấu là đắp chiếu hết, cho vào kho han rỉ hết. Bán nợ xấu thì chắc chắn là doanh nghiệp chết.

- Ông đã xoay xở như thế nào để cứu Vinaxuki?

- Tôi nhiều lần gửi đơn kêu cứu đến Chính phủ, nhưng việc có cho tái cơ cấu khoản vay hay không vẫn là việc của các ngân hàng, kể cả Thủ tướng hay Ngân hàng Nhà nước có ý kiến. Tôi cũng có đơn đến ngân hàng xin được chuyển khoản vay của công ty từ vay vốn ngắn hạn sang vay vốn dài hạn bởi Vinaxuki nằm trong diện được quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô theo Quyết định 229.

Tuy nhiên phía ngân hàng cho biết Quyết định 229 là của Chính phủ vì vậy doanh nghiệp phải làm việc với Ngân hàng Phát triển. Không may cho tôi là trước đó đã vay vốn từ ngân hàng thương mại nên không thể làm hợp đồng vay vốn mới được, vì vậy lòng vòng mãi cũng không có được tiền để sản xuất.

Tôi đã đi tìm gặp rất nhiều khách hàng để mua nhà máy nhưng họ chỉ trả cho 10 đến 15% giá trị. Ngân hàng cách đây 2 năm đồng ý bán cho một nhà sản xuất, nhưng rồi họ lại không mua nữa.

- Tại sao ông không tìm đến các nguồn vốn khác ngoài ngân hàng?

- Các đối tác nước ngoài rất tin tôi. Năm 2013 sau khi khủng hoảng xảy ra, họ nói chỉ cần ngân hàng cho tôi cái vốn mồi độ vài chục tỷ thôi, thì đối tác bán vật liệu có thể cho nợ hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ, không chỉ trong 9 tháng như trước mà có thể kéo dài đến 2 năm. Nhưng thực tế ngân hàng không cho vay.

Hồi 2009 tôi đang sản xuất có lãi, thị trường chứng khoán đang cao, cũng có công ty con của nhà sản xuất ôtô Hàn Quốc đến đặt vấn đề mua 49% và trả 1.400 tỷ đồng. Nhưng tôi muốn bán cũng không được vì lúc đó luật đầu tư nước ngoài chưa ra. Đến khi khủng hoảng xảy ra, giai đoạn 2012-2013, ngân hàng bán nợ xấu của tôi, yêu cầu tôi bán nhà máy trả nợ thì làm sao bán cổ phần được.

Tôi cũng đã làm việc với nhiều đối tác để bán lại các nhà máy nhưng việc này không dễ dàng vì đầu tư nội địa hóa ôtô không phải ai cũng làm được.

- Nhiều người nói ông thất bại vì không kinh doanh bất động sản, ông thấy sao?

- Ngày xưa người ta cũng bảo tôi bác phải đầu tư bất động sản thì mới phất nhanh. Nhưng tôi có quan điểm khác. Của cải xã hội muốn phát triển sinh sôi thì phải là đồng tiền từ sản xuất. Với bất động sản, trừ cái anh xây nhà bán lấy tiền công, còn lại anh đầu cơ chỉ buôn bán lòng vòng. Buôn bán lòng vòng đâu tạo ra của cải, kể cả lãi hàng trăm tỷ hàng chục nghìn tỷ. Các con tôi, tôi cũng cấm kinh doanh bất động sản.

Ông chủ Vinaxuki với nỗi buồn 'buôn tài không bằng dài vốn'
Khu nhà xưởng khóa cửa, vắng công nhân trong khuôn viên nhà máy Vinaxuki, Đông Anh (Hà Nội) vào tháng 8/2018. Ảnh: Phạm An

- Bây giờ, tài sản của ông còn lại những gì?

- Ngân hàng bây giờ không kết luận tôi phá sản được vì tôi đủ tài sản để thế chấp. Người ta có một vay bảy tám. Còn tôi có một vay một. Tôi có 2.750 tỷ đồng tài sản, kể cả mỏ là 3.000 tỷ, mà tôi nợ ngân hàng 1.472 tỷ, tức là tài sản tôi gấp đôi tài sản nợ.

Tháng 7/2015 tôi đã thỏa thuận với các ngân hàng là tài sản nào tôi thế chấp cho ngân hàng, ngân hàng bán, còn tài sản nào không thế chấp là của tôi. Nhưng từ đó đến nay ngân hàng bán mãi chưa được.

Ngày xưa tôi có 7.000 công nhân ở 13 nhà máy, giờ chỉ còn hơn chục người, nhà máy bỏ không. Năm 2012 đáng lẽ nếu nhà máy đi vào hoạt động, doanh thu sau chục năm cũng sẽ vào khoảng ba bốn chục nghìn tỷ đồng.

Nhưng với tôi, tiền không phải là cái gì to tát lắm. Mục tiêu của tôi ngay từ đầu là làm được cái xe nội địa hóa cho đất nước, giảm giá cho người dân. Không sản xuất được mà phải đi nhập khẩu về lắp ráp thì không bao giờ có xe giá rẻ.

- Cuộc sống hiện nay của ông như thế nào?

- Tôi bảo con tôi, thôi giờ thất bại thì tìm cách khác. Bố thì có mấy đồng lương hưu. Con thì khoanh lại cái khoảng nho nhỏ ở góc nhà máy đằng kia với bảy tám công nhân, sản xuất cabin cho người ta.

Tôi vốn là người tiết kiệm từng xu một, trước đây hàng tháng tôi cũng chỉ tiêu bằng lương thôi. Bây giờ công nhân họ biết cuộc sống của tôi như thế nào nên cũng không bao giờ thắc mắc. Tôi hàng ngày xuống xưởng cùng công nhân làm việc. Nuôi con gà con lợn, tự nấu lấy ăn, tự lo lấy cuộc sống của mình.

Các con, tôi cũng dạy đức tính tiết kiệm. Ngày xưa con tôi dù là Phó tổng giám đốc mà mãi mới được tăng lương lên 15 triệu, đủ để nuôi các cháu ăn học. May bây giờ mấy đứa cháu tôi đứa nào học cũng giỏi.

Theo VnExpress.net

Ông chủ Vinaxuki: "Tôi đã bán cả nhà của cha, của con…"
Thế là tàn giấc mơ… xe (Kỳ cuối)
Thế là tàn giấc mơ… xe

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 116,400 ▼1600K 118,900 ▼1100K
AVPL/SJC HCM 116,400 ▼1600K 118,900 ▼1100K
AVPL/SJC ĐN 116,400 ▼1600K 118,900 ▼1100K
Nguyên liệu 9999 - HN 10,820 ▼150K 11,150 ▼100K
Nguyên liệu 999 - HN 10,810 ▼150K 11,140 ▼100K
Cập nhật: 15/05/2025 13:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 111.000 ▼2000K 114.000 ▼1500K
TPHCM - SJC 116.400 ▼1600K 118.900 ▼1100K
Hà Nội - PNJ 111.000 ▼2000K 114.000 ▼1500K
Hà Nội - SJC 116.400 ▼1600K 118.900 ▼1100K
Đà Nẵng - PNJ 111.000 ▼2000K 114.000 ▼1500K
Đà Nẵng - SJC 116.400 ▼1600K 118.900 ▼1100K
Miền Tây - PNJ 111.000 ▼2000K 114.000 ▼1500K
Miền Tây - SJC 116.400 ▼1600K 118.900 ▼1100K
Giá vàng nữ trang - PNJ 111.000 ▼2000K 114.000 ▼1500K
Giá vàng nữ trang - SJC 116.400 ▼1600K 118.900 ▼1100K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 111.000 ▼2000K
Giá vàng nữ trang - SJC 116.400 ▼1600K 118.900 ▼1100K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 111.000 ▼2000K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 111.000 ▼2000K 114.000 ▼1500K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 111.000 ▼2000K 114.000 ▼1500K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 111.000 ▼1800K 113.500 ▼1800K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 110.890 ▼1800K 113.390 ▼1800K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 110.190 ▼1790K 112.690 ▼1790K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 109.970 ▼1780K 112.470 ▼1780K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 77.780 ▼1350K 85.280 ▼1350K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 59.050 ▼1050K 66.550 ▼1050K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 39.870 ▼750K 47.370 ▼750K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 101.570 ▼1650K 104.070 ▼1650K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 61.890 ▼1090K 69.390 ▼1090K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 66.430 ▼1170K 73.930 ▼1170K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 69.830 ▼1220K 77.330 ▼1220K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.210 ▼680K 42.710 ▼680K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.110 ▼590K 37.610 ▼590K
Cập nhật: 15/05/2025 13:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 10,890 ▼200K 11,340 ▼200K
Trang sức 99.9 10,880 ▼200K 11,330 ▼200K
NL 99.99 10,450 ▼300K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,450 ▼300K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,100 ▼200K 11,400 ▼200K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,100 ▼200K 11,400 ▼200K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,100 ▼200K 11,400 ▼200K
Miếng SJC Thái Bình 11,600 ▼200K 11,890 ▼110K
Miếng SJC Nghệ An 11,600 ▼200K 11,890 ▼110K
Miếng SJC Hà Nội 11,600 ▼200K 11,890 ▼110K
Cập nhật: 15/05/2025 13:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16150 16417 16995
CAD 18029 18304 18921
CHF 30205 30579 31231
CNY 0 3358 3600
EUR 28394 28661 29688
GBP 33622 34010 34946
HKD 0 3190 3392
JPY 170 174 181
KRW 0 17 19
NZD 0 14964 15557
SGD 19425 19706 20230
THB 692 755 808
USD (1,2) 25673 0 0
USD (5,10,20) 25711 0 0
USD (50,100) 25739 25773 26115
Cập nhật: 15/05/2025 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,740 25,740 26,100
USD(1-2-5) 24,710 - -
USD(10-20) 24,710 - -
GBP 33,957 34,049 34,961
HKD 3,261 3,271 3,370
CHF 30,406 30,500 31,350
JPY 173.62 173.93 181.7
THB 739.49 748.63 801.23
AUD 16,458 16,518 16,962
CAD 18,305 18,364 18,857
SGD 19,602 19,663 20,285
SEK - 2,617 2,709
LAK - 0.91 1.27
DKK - 3,823 3,955
NOK - 2,452 2,539
CNY - 3,554 3,650
RUB - - -
NZD 14,969 15,108 15,548
KRW 17.17 17.91 19.23
EUR 28,564 28,586 29,809
TWD 775.19 - 938.54
MYR 5,641.58 - 6,365.78
SAR - 6,794.41 7,151.8
KWD - 81,933 87,347
XAU - - -
Cập nhật: 15/05/2025 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,750 25,760 26,100
EUR 28,442 28,556 29,659
GBP 33,804 33,940 34,910
HKD 3,257 3,270 3,376
CHF 30,302 30,424 31,321
JPY 173.12 173.82 181
AUD 16,357 16,423 16,953
SGD 19,607 19,686 20,224
THB 756 759 792
CAD 18,237 18,310 18,819
NZD 15,053 15,560
KRW 17.68 19.49
Cập nhật: 15/05/2025 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25752 25752 26112
AUD 16358 16458 17023
CAD 18215 18315 18871
CHF 30493 30523 31408
CNY 0 3561.4 0
CZK 0 1130 0
DKK 0 3930 0
EUR 28689 28789 29564
GBP 33945 33995 35098
HKD 0 3270 0
JPY 174.01 175.01 181.56
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.7 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6333 0
NOK 0 2510 0
NZD 0 15113 0
PHP 0 440 0
SEK 0 2680 0
SGD 19586 19716 20447
THB 0 721.9 0
TWD 0 845 0
XAU 11500000 11500000 11800000
XBJ 11000000 11000000 11850000
Cập nhật: 15/05/2025 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,760 25,810 26,155
USD20 25,760 25,810 26,155
USD1 25,760 25,810 26,155
AUD 16,402 16,552 17,620
EUR 28,731 28,881 30,059
CAD 18,165 18,265 19,586
SGD 19,665 19,815 20,291
JPY 174.48 175.98 180.68
GBP 34,035 34,185 34,972
XAU 11,638,000 0 11,892,000
CNY 0 3,446 0
THB 0 757 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 15/05/2025 13:00