Nông thủy sản xuất khẩu sang EU tiếp tục đối mặt với trở ngại lớn

09:00 | 05/05/2019

507 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Mới đây, có 9 lô hàng thủy sản và 8 lô hàng nông sản của Việt Nam bị từ chối hoặc giám sát khi nhập vào EU trong giai đoạn từ ngày 1/1 đến 1/5 do chứa các chất vượt mức cho phép hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, trong giai đoạn từ ngày 1/1 đến 1/5, Hệ thống Cảnh báo Nhanh của EU đối với mặt hàng thức ăn và thực phẩm nguy cơ gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng (RASFF) đã thông báo có 9 lô hàng thủy sản và 8 lô hàng nông sản của Việt Nam bị từ chối hoặc giám sát khi nhập vào EU.

nong thuy san xuat khau sang eu tiep tuc doi mat voi tro ngai lon
(Ảnh minh họa)

Nguyên nhân được chỉ ra là bởi những lô hàng này không đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của EU do chứa các chất vượt mức cho phép hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm.

EU là thị trường rất đề cao giá trị ẩm thực, chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và có quy định rất chặt chẽ về dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, nguồn gốc xuất xứ các mặt hàng nông sản.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, cái được lớn nhất khi hàng hóa xuất sang thị trường này không phải là lợi nhuận mà chính là hệ thống quản lý và uy tín của DN. Nếu đáp ứng được thị trường EU thì các thị trường khác sẽ nhìn vào đó để kết nối với DN. Điển hình như thị trường Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... nhìn vào tiêu chuẩn của thị trường EU để nhập khẩu hàng hóa.

Trước đó, Tổng cục Thủy sản cho biết, sau gần hai năm bị áp dụng biện pháp “thẻ vàng”, thì vào cuối tháng 5, đầu tháng 6/2019 tới đây, Đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản của Ủy ban châu Âu (DG-Mare) sẽ tiếp tục sang Việt Nam để kiểm tra việc thực hiện chống khai thác IUU.

Kể từ tháng 10/2017 khi bị cảnh báo “thẻ vàng”, sản phẩm thủy sản từ khai thác của Việt Nam đã và đang bị kiểm tra rất chặt, kiểm tra 100% lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Cụ thể, DG-Mare sẽ kiểm tra bốn nhóm khuyến nghị gồm: Khung pháp lý; Hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; Thực thi pháp luật và Truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác.

“Nếu kết quả kiểm tra trên thực tế không đáp ứng được các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU thì nguy cơ cao sẽ bị áp dụng biện pháp “thẻ đỏ”, tức là tất cả sản phẩm thủy hải sản từ khai thác của Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu vào EU.

Và điều đáng lo ngại nhất, EU là thị trường tín chỉ, vì vậy các thị trường khác có thể sẽ áp dụng biện pháp tương tự.

Trước tình hình đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết trong thời gian này các Bộ, ngành liên quan và UBND 28 tỉnh, thành phố ven biển cần nỗ lực tập trung nguồn lực, kinh phí để Việt Nam nhanh chóng được gỡ cảnh báo “thẻ vàng” từ EC.

“Xây dựng nghề cá bền vững là nhiệm vụ chính, việc EC kiểm tra chỉ là một phần trong nhiệm vụ. Cố gắng tháo được “thẻ vàng” đối với hải sản, đây cũng là cơ sở để thúc đẩy phát triển kinh tế biển nói chung”, Bộ trưởng nói.

nong thuy san xuat khau sang eu tiep tuc doi mat voi tro ngai lonXuất khẩu thủy sản có thể đạt 9 tỷ USD
nong thuy san xuat khau sang eu tiep tuc doi mat voi tro ngai lon“Thẻ vàng” EU và hành động của Việt Nam
nong thuy san xuat khau sang eu tiep tuc doi mat voi tro ngai lonCần nhiều giải pháp "gỡ khó" cho xuất khẩu thủy sản

Lê Minh