Niềm tin của doanh nghiệp FDI với Việt Nam là gì?
Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong năm 2018 tiếp tục những xu hướng đã quan sát được trong những năm gần đây, dù có dấu hiệu chững lại so với năm 2017. Tỷ lệ các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư là 11,8%, giảm từ 13,2% của năm 2017. Có 58,2% số doanh nghiệp cho biết tăng quy mô lao động, thấp hơn con số 62,4% trong năm 2017.
![]() |
Lĩnh vực chế biến, chế tạo vẫn dẫn đầu về thu hút doanh nghiệp FDI. |
Những số liệu nêu trên nhất quán với kế hoạch đầu tư mà các doanh nghiệp FDI dự định trong thời gian tới khi có tới 56% doanh nghiệp nước ngoài cho biết có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam, đây vẫn là mức khá lạc quan, dù có giảm nhẹ so với mức 60% của năm ngoái.
Trên một nửa số doanh nghiệp FDI (53,1%) báo lãi trong năm 2018, trong khi đó số doanh nghiệp báo lỗ là 36,7%, gần bằng với mức của năm 2017. Doanh thu và chi phí trung vị đều tăng trong năm 2018, lần lượt ở mức 2,57 triệu USD và 2,20 triệu USD. Những con số này cho thấy sự tăng đột biến trong hoạt động của năm 2017 không phải chỉ là một hiện tượng nhất thời mà là một xu hướng mới.
Báo cáo PCI 2017 đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp FDI có xu hướng nhỏ đi, cả về vốn chủ sở hữu và quy mô lao động. Nhận định này tiếp tục được khẳng định trong dữ liệu điều tra năm 2018.
Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp FDI quy mô nhỏ hơn tăng rõ rệt. Cụ thể, 9,4% doanh nghiệp được hỏi cho biết có chưa đến 5 lao động, 11% có quy mô từ 5-9 lao động và 32% có quy mô lao động nhỏ hơn 50. Tỷ lệ tương ứng trong năm 2017 lần lượt là 7,4%, 10,9% và 31%.
Trong khi đó, số doanh nghiệp tham gia điều tra có sử dụng 1000 lao động trở lên giảm từ 6,4% trong năm 2017 xuống chỉ còn 4% năm 2018. Chỉ 5,4% doanh nghiệp có quy mô thuộc nhóm lớn thứ hai (500 đến 999 lao động), so với mức 5,8% trong năm 2017.
Sự thu hẹp quy mô lao động của các doanh nghiệp FDI song hành với sự sụt giảm tương ứng về quy mô vốn. Năm 2018 có sự gia tăng tỷ lệ doanh nghiệp nằm trong các nhóm quy mô nhỏ - dưới 0,5 tỷ đồng, từ 0,5 đến dưới 1 tỷ đồng, và từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng, với tỷ lệ lần lượt là 10,8%, 6,6% và 20,3%. Những con số tương ứng trong điều tra năm 2017 là 7,9%, 5,7% và 16,7%. Tỷ lệ các doanh nghiệp thuộc bốn nhóm lớn nhất đều giảm trong điều tra PCI-FDI năm nay.
Đáng chú ý, 5,9% số doanh nghiệp được hỏi cho biết vốn chủ sở hữu trên 500 tỷ đồng trong năm 2017, nhưng năm nay nhóm doanh nghiệp này đã chỉ còn chiếm 3,9%. Điều này cho thấy rõ ràng quy mô bình quân của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đang nhỏ dần đi.
Thống kê chính thức từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng khẳng định phát hiện này. Một số chuyên gia còn cảnh báo rằng nhiều doanh nghiệp FDI nhỏ vào Việt Nam chỉ để làm vệ tinh - nhà cung cấp cho các dự án FDI lớn hơn. Những doanh nghiệp FDI như vậy có thể sẽ lấn át các nhà cung cấp trong nước, cản trở khu vực tư nhân nội địa hòa nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Được biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã từng tính đến việc sẽ quy định về mức vốn đầu tư tối thiểu đối với các dự án FDI như một biện pháp để giải quyết vấn đề này.
![]() |
Lượng doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành dệt may đã giảm đáng kể trong năm 2018. |
Về vấn đề cơ cấu phân bổ doanh nghiệp FDI tại Việt Nam theo ngành nghề sản xuất kinh doanh. Đứng đầu vẫn là nhóm ngành công nghiệp chế tạo vốn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các doanh nghiệp FDI với tỷ lệ là 37%. Kế tiếp là lĩnh vực dịch vụ với 27% số doanh nghiệp. Các ngành xây dựng và nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản lần lượt chiếm 6% và 2%. Tỷ lệ các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực khai thác mỏ và tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đều rất nhỏ trong mẫu điều tra, chỉ ở mức 0,13%.
Báo cáo PCI 2017 chỉ ra sự gia tăng đáng kể tỷ trọng của tiểu nhóm doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm máy tính, điện tử và quang học, thay thế tiểu nhóm doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc ở vị trí thứ ba trong năm 2017. Xu hướng này vẫn tiếp tục mạnh mẽ trong năm 2018, tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tiếp tục tăng từ 5,8% lên 6,9% trong năm 2018. Đồng thời, tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc giảm từ 6% trong năm 2016 xuống còn 4,2% vào năm 2017 và chỉ còn 3,8% vào năm 2018.
Đây là dấu hiệu cho thấy bắt đầu có sự chuyển dịch quan trọng sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao hơn, có tiềm năng tạo ra việc làm có lương cao hơn và hiệu ứng lan tỏa về công nghệ lớn hơn.
Có thể thấy rằng sự chuyển dịch từ vốn đầu tư, quy mô doanh nghiệp đến các ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp FDI sẽ tạo một làn sóng đổi mới doanh nghiệp theo hướng hiện đại. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp bản địa là phải nhanh chóng thích ứng và theo kịp làn sóng đó mới có thể bứt phá, vươn lên.
Tùng Dương
| Những điểm nổi bật ở “công trình nghiên cứu PCI” |
| PCI: Năng lực điều hành cấp tỉnh dưới góc nhìn đa chiều |
| Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng PCI |
| Doanh nghiệp Đà Nẵng ‘hiến kế’ cải thiện PCI |
-
Doanh thu 19 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch
-
TS. Nguyễn Đình Cung: Doanh nghiệp sẽ đón "làn gió mới" trong cải cách môi trường kinh doanh
-
3 yếu tố cốt lõi để Việt Nam giữ nhịp độ thu hút FDI
-
Thêm góc nhìn để hỗ trợ doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam và hợp tác với BIDV
-
Đến 15/5, giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài mới đạt 8,58%
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025
-
Thị trường vàng tăng "nóng", Phó Thủ tướng chỉ đạo khẩn
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
-
Tin tức kinh tế ngày 17/4: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trở lại vị trí số 1