Những vai nam “vang bóng” của điện ảnh Việt

07:29 | 16/11/2012

4,772 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Họ được biết đến không chỉ bởi tài năng mà còn bởi những vai diễn “đóng đinh” trong lòng khán giả.

1. Cố NSND Lâm Tới

Tên thật của ông là Lâm Thanh Tòng, sinh ra và lớn lên ở quê hương Đồng Tháp, con người ông hội tụ đủ sự quả cảm và hết lòng vì nghệ thuật. Là lứa đầu tiên thuộc thế hệ vàng của nền điện ảnh Việt, ông đã để lại trong lòng công chúng những vai diễn bất hủ với: Hai người lính, Trên vĩ tuyến 17, Nổi gió, Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn...

Lâm Tới trong phim Trên vĩ tuyến 17

Đến với điện ảnh như một cái duyên, phải trải qua nhiều gian nan ông mới tìm được đường đi cho niềm đam mê của mình. Phải đến tận năm 1959, ông mới vào học Trường Điện ảnh khóa đầu và tốt nghiệp năm 1964.  10 năm sau, 1974  ông thực tập xong nghề đạo diễn phim ở Cộng hòa dân chủ Đức sau khi học hàm thụ ở trường Đại học Ngoại ngữ. Sau này ông về đầu quân cho Hãng phim Giải phóng. Cũng từ đây ông tham gia nhiều bộ phim được đánh giá cao của nền điện ảnh Việt như: vai Núi trong Đường về quê mẹ, Ba Đô trong Cánh đồng hoang, Tám Quyện trong Mùa gió chướng... Diễn khá đạt trong cả chính diện, lẫn phản diện, ông đã tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng.

Đỉnh cao nhất vẫn phải nhắc đến là vai Ba Đô của Cánh Đồng Hoang, bộ phim đã đưa ông tới bục vinh quanh nhất trong Liên hoan phim Mát-cơ-va.

Lâm Tới trong Cánh đồng hoang

Không chỉ biết đến ông với những vai diễn xuất sắc mà ông còn là một nghệ sỹ hết lòng yêu nghề. Ai đã từng nghe ông chia sẻ việc vác một quả bom thật nặng 80 kg(tất nhiên là vô hiệu hóa) trong phim Đường về quê mẹ để làm sao có cảnh quay thật nhất, sinh động nhất sẽ càng khâm phục cái tâm, nhiệt huyết với nghề của ông. Chả thế mà đến nay, sau hơn chục năm ông ra đi, nhưng đồng nghiệp và công chúng vẫn nhắc đến tên ông với những vai diễn đã ăn sâu vào lòng khán giả, và những đóng góp ông dành cho nền điện ảnh nước nhà.

Ông đã được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Ba, Huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh, Huy chương Vì thế hệ trẻ và được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1984, Nghệ sĩ Nhân dân năm 1997.

2. NSND Thế Anh

Được biết đến là một diễn viên “đagiênăng” khi xâm lấn đủ các thể loại từ phim truyện nhựa, kịch cho đến phim truyền hình, đến nay lưng vốn với hơn 60 vai diễn để đời, NSND Thế Anh được xem là một cây đại thụ của điện ảnh nước nhà.

NSND Thế Anh

Có lẽ sau nhiều năm nữa, khán giả vẫn phải nhắc nhớ đến một Trung úy Phương trong “Nổi gió” (1965)-bộ phim đầu tiên đưa ông đến với công chúng, và đã để lại ấn tượng không thể quên. Chính ông cũng khẳng định, có quá nhiều vai diễn hay, nhưng ông vẫn tâm đắc với vai diễn để đời này. Phải mất thời gian dài, người ta vẫn gọi ông với cái tên Trung Uý Phương thân thiện ấy.

Tốt nghiệp loại ưu thế hệ đầu tiên của khoa diễn viên của Trường Nghệ thuật Sân khấu năm 1964, Thế Anh về công tác tại Đoàn Kịch nói Trung Ương. NSND Thế Anh hăm hở đến với con đường nghệ thuật và nhanh chóng chiếm được cảm tình của đông đảo công chúng.

Sẽ còn nữa một Ba Duy trong Mối tình đầu, Ông Cọp trong Điện Biên Phủ, Dư trong Đường về quê mẹ, Tiểu đoàn trưởng pháo binh trong Em bé Hà Nội...rồi còn nữa những phim Đêm hội Long Trì, Kiếp phù du, Vĩnh biệt chân trời cũ...Mỗi bộ phim là một trải nghiệm thú vị. Được đánh giá là diễn viên có nét phong lưu và chiều sâu trong diễn xuất, ông đã được chọn mặt gửi vàng qua những bộ phim với đa chiều tình cách, cả chính diện lẫn phản diện.  Từ sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa cho đến bộ đội quân đội nhân dân Việt Nam, các vai bác sũ, thầy giáo, thủy thủ...

Nhắc đến “Mối tình đầu” vẫn không khỏi thán phục tài năng của ông khi đã ở tuổi 40, ông lại nhập vai vào một chàng thanh niên tuổi hai mươi yếu đuối, nghiện ngập. Và chính bộ phim này đã mang cho Thế Anh giải Nam diễn viên xuất sắc nhất trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ V.

Thế Anh trong Mối tình đầu

Ngoài sự hóa thân tuyệt vời trong mỗi vai diễn công chúng còn nhận rõ niềm đam mê nghệ thuật hiếm có trong con người nghệ sỹ này. Đến nay, khi đã ở cái tuổi “thất thập” ông vẫn không ngừng học tập và trau dồi kinh nghiệm. Ông trải lòng: Vẫn tự học tiếng Anh chờ khi có vai diễn phù hợp, ông sẽ lại “xông pha”.

3. NSND Bùi Cường

Nổi danh với vai Chí Phèo trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy của đạo diễn Phạm Văn Khoa, vai diễn đoạt giải diễn viên xuất sắc trong Liên hoan phim lần thứ 6. Cũng chính vai diễn này đã đưa tên tuổi NSND Bùi Cường đến gần với công chúng, và người ta vẫn gọi anh với cái tên anh Chí.

Tốt nghiệp trường Điện ảnh Hà Nội khóa 2, cùng thời với những nghệ sỹ gạo cuội như NSUT Thanh Qúy, Minh Châu, Đào Bá Sơn...Ông nhanh chóng bứt phá với hàng loạt những phim nhựa: Biệt động Sài Gòn, Kẻ giết người, Phút 89.... Nhưng, chưa vai diễn nào qua được Chí Phèo và cũng chính vai diễn này đã đưa ông vào danh sách những diễn viên kinh điển của nền điện ảnh Việt.

Đến  đầu những năm 90, Bùi Cường lại quyết định dấn thân vào con đường mới với vai trò là đạo diễn điện ảnh. Bộ phim nhựa Người đàn bà không con do ông đạo diễn cho hãng phim Giải phóng đã mang danh hiệu phim truyện đầu tay xuất sắc nhất. Sau này còn nữa với Mái trường yên tĩnh, 5 ngày tron đời của một vị tướng....

Điều đặc biệt là dù không được đào tạo chính quy nhưng Bùi Cường đã hoàn thành xuất sắc những vai trò đã được đảm nhận. Ông thừa nhận những kinh nghiệm đã trải qua trong quá trình làm diễn viên đã giúp ông hoàn thành tốt vị trí mới của mình.

NSND Bùi Cường

4. NSƯT Anh Thái

Nếu các vai nam khác “đóng đinh” trong lòng khán giả bởi sự mạnh mẽ, quả quyết và tính cách đa chiều vừa chính diện, vừa có thể phản diện, thì nghệ sỹ Anh Thái lại đem đến một gia vị khác. Ông có vẻ rất hợp với những vai phụ, nhưng cái phụ đó của ông lại không thể thiếu. Người ta vẫn còn nhớ đến anh bí thư đoàn trong Khói, anh bộ đội trong Người lính trẻ, nhân vật Phấn trong Sau cơn bão.... Và đặc biệt, chả thể quên anh Dậu ốm nheo, ốm nhách trong Chị Dậu. Tất cả những vai diễn đều cho thấy sự chỉn chu trong từng chi tiết của ông. 

Anh Thái trong phim Chị Dậu

Ông thuộc lứa diễn viên điện ảnh khóa 1, thế hệ đầu đàn của điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Thời còn học tại trường ông luôn trong tốp đứng đầu.

Từ khi nghỉ hưu, Anh Thái lại bén duyên với phim truyền hình, từ vai cụ Cần trong Chạy án, cụ Bảng trong Lều chõng, và gần đây ông trở lại đầy ấn tượng với hai vai diễn trong Chủ tịch tỉnh và Cầu vồng tình yêu.

Anh Thái trong Cầu vồng tình yêu

5. NSƯT Thương Tín

Có một tuổi thơ vô cùng cơ cực, diễn viên Thương Tín lại là diễn viên có chất đời hơn cả. Ở anh có cái phong lưu, bất cần đời và diễn như thể không diễn. Phải công nhận rằng anh là một người đa tài khi có một bộ sưu tập những vai diễn lên tới 300 vai. Hàng loạt phim đóng dấu tên tuổi của Thương Tín như: Bài ca không quên, Vụ án hồ Con Rùa, Ván bài lật ngửa, SBC, Chiến trường chia nửa vầng trăng, Đêm hội Long Trì, ....Tất nhiên, không thể không kể đến Biệt động Sài Gòn.

NSƯT Thương Tín

Vai Sáu Tâm trong Biệt động Sài Gòn để lại ấn tượng trong công chúng là bởi, anh cứ diễn, nối diễn tưng tửng nhưng lại đạt được hiệu quả bất ngờ. Cái chất của người nghệ sỹ phiêu lãng cộng với chất bụi đã làm nên một Thương tín khá “độc”.

Sáu Tâm cũng được xem là hình tượng phản ánh chân thực nhất con người của diễn viên Thương Tín. Một nhân vật phản diện nhưng không mất hết tính người, vẫn còn sót lại đó những hồn hậu và một chất nhân văn trong tâm hồn con người, sự cuốn hút của nằm chính ở chi tiết đó.

Có thể nói, Biệt Động Sài Gòn là thời hoàng kim nhất của Thương Tín khi bộ phim được đón nhận nồng nhiệt. Nghệ sỹ Thương Tín vẫn còn nhớ: Năm Biệt động Sài Gòn chiếu lần đầu ở Hà Nội, 6 rạp phim lớn nhất thủ đô đều ken kịt người, chen lấn đến nỗi cửa rạp bị đạp vỡ cả. Chưa bao giờ trong đời tôi thấy điện ảnh có "uy" đến thế”.

6. NSƯT Nguyễn Chánh Tín

Nhắc đến NSƯT Chánh Tín, công chúng chắc chắn sẽ nhớ ngay đến “Ván Bài Lật Ngửa”. Nhưng ít ai biết rằng, trước khi thủ vai Nguyễn Thành Luân thì Chánh Tín đã từng làm ca sỹ. Lấn sân sang điện ảnh, ông cũng từng tham gia một số bộ phim truyện nhựa như: Giữa hai làn nước, Tìm lại cuộc đời, Tình đất Củ Chi, Con mèo nhung... nhưng chỉ đến khi vào vai của Ván Bài Lật Ngửa, tên tuổi của ông bắt đầu nổi như cồn.

Chánh Tín trong phim Ván bài lật ngửa

Là một diễn viên có được nét đẹp lãng tử, đào hoa, lịch lãm... Nguyễn Thành Luân đã làm mê đắm biết bao nữ khán giả đương thời. Chính vai diễn này đã đem đến giải Nam diễn viên xuất sắc nhất cho Chánh Tín tại LHP Việt Nam năm 1985.

Sau thời gian vật lộn với thương trường, máu nghệ sỹ vẫn không ngừng chảy trong con người này, ông đã quay lại hoạt động nghệ thuật với vai trò nhà sản xuất kiêm đạo diễn với những bộ phim: Chiếc mặt nạ da người, Ngôi nhà oan khốc...cũng khá ăn khách. Với thương hiệu hãng phim Chánh Phương, có nhiều bộ phim sản xuất được công chúng biết đến như Dòng máu anh hùng, Ngôi nhà bí ẩn, Chết lúc nửa đêm....góp phần thổi một luồng gió mới cho thể loại phim kinh dị của điện ảnh Việt.

Năm 2013 này, khán giả sẽ được gặp lại ông trong vai trò đạo diễn của phim chiếu Tết với Hiệp sĩ guốc vuông.

7. Cố nghệ sỹ Đơn Dương

Nét phong trần, đào hoa của người nghệ sỹ này có sức cuốn hút lớn trong những bộ phim mà anh tham gia. Người con của mảnh đất Đà Lạt được biết đến qua những vai diễn trong các tác phẩm điện ảnh nổi bật như: Mê Thảo Thời vang bóng, Đời Cát, Canh bạc, Dấu ấn của quỷ...

Đơn Dương trong Đời Cát

Cuộc đời người nghệ sỹ này thật nhiều thăng trầm với có thể ví như một bộ phim tâm lý phức tạp với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Là diễn viên thành danh và được nhiều mến mộ, nhưng diễn viên Đơn Dương lại sống tha hương trên đất Mỹ và trút hơi thở cuối cùng tại đây.

Sự ra đi của anh khiến bao đồng nghiệp bàng hoàng,  khán giả tiếc nuối cho một tài năng điện ảnh. Và điều chắc chắn rằng, những bộ phim mà anh dành hết tâm huyết cống hiến, sẽ được lưu giữ trong mỗi trái tim những người yêu mến bộ nghệ thuật thứ bảy này.

Huy An (th)

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.