Những quan niệm sai lầm khi cầu nguyện Phật

11:42 | 04/06/2016

13,878 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Cầu nguyện là phương thức tu tập phổ biến trong Phật giáo. Song nếu chỉ cầu nguyện suông thì người ta rất dễ đi vào con đường mê tín!

Đa số người đi chùa, lễ Phật đều cầu nguyện. Họ cầu đủ thứ trên đời, từ cầu tài, cầu lộc, cầu danh vọng, đến cầu sức khỏe, bình an và trí tuệ… Có không ít người hiện nay quan niệm rất sai lầm về lời cầu nguyện. Họ cho rằng, chỉ cần khấn vái lên trời Phật với vài ba câu được gọi là thành tâm là xong. Là họ có thể được xóa được tội lỗi, là đã tạo phước, là đã có thể yên tâm chờ đợi điều mong cầu sẽ đến trong nay mai…

Hiện nay, nhiều người hay đổ xô đến chùa để cúng Sao giải hạn cũng vì mục đích đó.

Sự cầu nguyện như trên không khác gì sự xin xỏ, phó thác thân phận vào sự ban ơn của một đấng siêu nhiên.

Nhưng, cầu nguyện theo tuệ giác của Phật thì hoàn toàn không phải như vậy. Người cầu nguyện phải hoàn toàn tự chủ, phải hiểu rõ luật nhân quả và quan trọng là phải thực hành cải ác hướng thiện nhằm mục đích chuyển hóa nghiệp lực của bản thân.

nhung quan niem sai lam khi ca u nguye n phat
Cầu nguyện phải kết hợp với sống và tu tập theo Chánh Pháp (Ảnh minh họa)

Hay nói cách khác, sự cầu nguyện chỉ nhằm mục đích là thắp lên ngọn đèn tỉnh thức trong tâm, từ đó giúp người cầu nguyện tự thăng hoa, chuyển hóa thân tâm theo hướng tích cực để được an lạc trong cuộc sống. 

Còn thực tế, không có ông Phật nào ban phước giáng họa cho họ cả. Và càng sai lầm nếu ai đó nghĩ rằng, mình sống trái với quy luật rồi cầu nguyện, cúng dường lên Phật là có thể tránh được hậu quả!

Trong các bộ kinh A-Hàm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã không ít lần thuyết giảng về vấn đề cầu nguyện. Cụ thể là trong Tương Ưng bộ Kinh có một phẩm Kinh đề cập khá rõ ý nghĩa thực tế của việc này.

“Một thời, Thế Tôn trú ở Nàlandà, tại rừng Pàvàrikamba, có vị thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến đảnh lễ rồi bạch Thế Tôn: - Bạch Thế Tôn, các vị Bà la môn có thể cầu nguyện cho một người đã chết bằng cách kêu tên vị ấy lên và dẫn vị ấy vào Thiên giới không?

- Này thôn trưởng, ông nghĩ thế nào khi có một người sát sinh, lấy của không được cho, sống theo tà hạnh trong các dục, vọng ngữ, tham lam, sân hận, tà kiến; khi người ấy mạng chung, mọi người tụ họp cầu khẩn, mong rằng người này được sinh về Thiên giới?  

Này thôn trưởng, ví như có người lấy một tảng đá lớn ném xuống hồ sâu, rồi tụ họp lại cầu khẩn, mong rằng tảng đá hãy nổi lên. Ông nghĩ thế nào, tảng đá ấy do nhân duyên cầu khẩn mà có thể nổi lên không?

Thưa không, bạch Thế Tôn.

Cũng vậy, những người sống theo ác hạnh như trên, khi mạng chung dù được cầu nguyện sinh Thiên giới nhưng vẫn phải đọa vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

Ông nghĩ thế nào, này thôn trưởng, khi có một người từ bỏ sát sinh, từ bỏ lấy của không được cho, từ bỏ sống tà hạnh, không vọng ngữ... có chánh tri kiến; khi người ấy mạng chung, mọi người tụ họp cầu khẩn, mong rằng người này bị đọa vào địa ngục?

Này thôn trưởng, ví như có người đem dầu đổ xuống hồ nước, rồi tụ họp lại cầu khẩn, mong rằng dầu hãy chìm sâu xuống nước.

Ông nghĩ thế nào, dầu ấy do nhân duyên cầu khẩn mà có thể chìm xuống đáy hồ? Thưa không, bạch Thế Tôn.

Cũng vậy, những người sống theo thiện hạnh như trên, khi mạng chung dù bị cầu nguyện đọa vào địa ngục nhưng vẫn sinh vào Thiên giới.”

nhung quan niem sai lam khi ca u nguye n phat
 Lễ Phật, cầu nguyện là tốt nhưng đó không phải là cầu nguyện suông

Phẩm kinh trên đã chỉ rõ rằng, nhân - quả nghiệp báo là tối quan trọng, nó chi phối đến cuộc đời của một con người. Gieo nhân nào thì gặp quả nấy, có nghiệp thì phải trả đó là một chân lý trong nhà Phật.    

Theo đó, người nào sống đúng với Chánh pháp, tam nghiệp thân - khẩu - ý thanh tịnh, luôn hướng thiện thì chắc chắn người ấy đạt được an lạc. Dẫu không có nghĩa là họ sẽ không gặp bất kỳ trắc trở trong cuộc đời, song, họ có thể dễ dàng vượt ra ngoài khổ đau, như dầu thì luôn nổi lên mặt nước.

Ngược lại, người làm ác, hành động - lời nói - suy nghĩ bất thiện thì chắc chắn người ấy sẽ chịu khổ đau mà không một lời cầu đảo, thỉnh nguyện nào có thể làm thay đổi được. Với các nghiệp quá nặng nề, người ấy sẽ như một tảng đá to chìm dưới đáy bể, dù tu sĩ có tụ hợp hai bên bờ để cầu nguyện thì tảng đá ấy cũng không thể nổi lên!

Tóm lại, lễ Phật, cầu nguyện là tốt, nhưng đó không phải là cầu nguyện suông. Cầu nguyện phải kết hợp với sống và tu tập đúng theo Chánh Pháp thì mới đúng là lời cầu nguyện chân chính và thiết thực nhất!

nhung quan niem sai lam khi ca u nguye n phat

Điều ít biết về nhân quả đẹp – xấu của con người

Cùng sinh ra ở đời, nhưng có người thì dung mạo ưa nhìn, xinh đẹp, có người thì lại xấu xí. Theo nhà Phật thì sự sân hận ở mỗi người có tác động rất lớn đến sự khác biệt đó.

Trúc Vân (Theo Tương ưng bộ Kinh, Lời Phật dạy)

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.