Nhiều đổi mới trong năm học 2017-2018

11:17 | 05/09/2017

818 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Năm học 2017-2018 được đánh giá là năm học với nhiều đổi mới quan trọng trong việc dạy và học.  

Ngày 5/9, hơn 22 triệu học sinh, sinh viên cả nước dự lễ khai giảng năm học 2017-2018 với nhiều đổi mới. Cụ thể, theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), lễ khai giảng diễn ra trong một tiếng, đồng loạt từ 7h30. Buổi lễ theo yêu cầu mới là ngắn gọn, trang nghiêm với nghi thức chào cờ, tự hát Quốc ca, đọc thư của Chủ tịch nước.

Năm học 2017-2018, toàn ngành giáo dục triển khai 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản nhằm đổi mới và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, việc tăng quyền tự chủ cho giáo dục phổ thông bắt đầu có dấu hiệu rõ nét hơn từ năm học này. Với giáo dục tiểu học, từ năm học 2017-2018, mỗi trường trên cả nước cần tạo ra một “thương hiệu riêng” của nhà trường để học sinh thấy hạnh phúc, tự hào về ngôi trường của mình và luôn cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

nhieu doi moi trong nam hoc 2017 2018
Khai giảng năm học mới

Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng nhấn mạnh yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý các cơ sở giáo dục trung học theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền, trước hết là việc giao quyền chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường; khuyến khích địa phương thực hiện sinh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giáo dục.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đang giao Viện Khoa học giáo dục Việt Nam xây dựng đề án “Tinh giản chương trình giáo dục phổ thông hiện hành”. Việc tinh giản sẽ không cắt xén cơ học mà tập trung vào đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả... nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hướng đến phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh.

Đối với kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT đưa 2 phương án về thi THPT quốc gia 2018 để các trường đại học góp ý. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, Bộ cần tránh thay đổi đột ngột để giúp học sinh không hoang mang, vì đây là kỳ thi quốc gia duy nhất, mọi thay đổi cần có lộ trình, cẩn trọng. Trong đó, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia được các địa phương, các cơ sở giáo dục đại học phối hợp chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản và tổ chức an toàn, nghiêm túc, bảo đảm khách quan, trung thực nhưng nhẹ nhàng, giảm áp lực, giảm tốn kém đối với người dân và xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh.

Năm nay, về việc “giảm tải” các khoản thu đầu năm, Bộ GD&ĐT đã thực hiện chính sách miễn học phí đối với giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn với mục đích bảo đảm mọi đối tượng trong độ tuổi đều được tiếp cận với giáo dục, hạn chế tình trạng bỏ học và tăng tỷ lệ trẻ em đến trường. Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các cơ sở đào tạo giãn thời gian, tránh thu cùng một thời điểm đối với các cấp học để hạn chế tối đa tác động của học phí đến chỉ số giá tiêu dùng.

Năm học 2017-2018, mầm non có hơn 5,085 triệu trẻ (680 nghìn trẻ nhà trẻ và 4,5 triệu trẻ mẫu giáo); giáo dục tiểu học 7,801 triệu học sinh, THCS 5,325 triệu học sinh và THPT 2,477 triệu học sinh. Các trường cao đẳng sư phạm và các trường đại học có khoảng 1,753 triệu sinh viên.

Nhã Anh

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.