Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay 100 triệu đồng
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo Nghị quyết, người lao động thuộc đối tượng được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nhu cầu vay vốn đi làm việc ở Hàn Quốc theo Thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam trong Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS) được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật về việc thực hiện chính sách cho vay để ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với người lao động thuộc các đối tượng chính sách đi làm việc tại Hàn Quốc trong Chương trình EPS theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục thực hiện ký quỹ và cho vay để ký quỹ đối với người lao động đã được tuyển chọn trước ngày 1/1/2022 theo quy định tại Quyết định số 12/2020/QĐ-TTg ngày 31/3/2020 về thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc cho đến khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực thi hành.
Về xử lý tiền ký quỹ, Nghị quyết nêu rõ, đối với trường hợp đã ký quỹ trước ngày 1/1/2022 mà có hành vi tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì tiền ký quỹ được chuyển vào ngân sách nhà nước cấp tỉnh nơi người lao động đăng ký thường trú trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc. Khoản tiền người lao động vay Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ thì tiền ký quỹ được xử lý theo thứ tự: trả khoản vay của Ngân hàng Chính sách xã hội; chuyển vào ngân sách nhà nước cấp tỉnh nơi người lao động đăng ký thường trú trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc số tiền còn lại sau khi trả nợ vay Ngân hàng Chính sách xã hội.
Đối với trường hợp ký quỹ từ ngày 1/1/2022 mà bị xử phạt vi phạm hành chính do tự ý ở lại Hàn Quốc trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động và không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 86, Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 44 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khoản tiền người lao động vay Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ thì tiền ký quỹ được xử lý theo trình tự: trả khoản vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội; thực hiện theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền còn lại sau khi trả nợ vay Ngân hàng Chính sách xã hội.
Chính sách đối với lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc Ngày 18/8, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, Chính phủ Hàn Quốc đang thực hiện chính sách miễn, giảm xử phạt đối với người lao động đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc năm 2017. |
P.V
-
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến vay tối đa 30% tổng vốn đầu tư
-
Khoảng 73.000 khách hàng cần "trợ lực" vốn sau bão
-
Lượng người đăng ký xuất khẩu lao động Hàn Quốc tăng đột biến
-
Tin tức kinh tế ngày 5/6: Thu ngân sách từ nhà đất tăng vọt
-
Tin tức kinh tế ngày 5/4: Phát hành trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí
-
Tin tức kinh tế ngày 10/5: Ngân hàng tích cực “bơm” vốn
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/5 - 10/5
-
Tạo hành lang pháp lý, cơ chế ưu đãi thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số