Nghị quyết 42 đã khuyến khích các tổ chức tín dụng bán nợ xấu theo giá trị thị trường
Nhìn lại 3 năm thực hiện hoạt động tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội (Nghị quyết 42) và Quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhiều chuyên gia nhận định hoạt động của các TCTD đã có sự chuyển biến về chất và lượng. Qua đó, góp phần đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển bền vững hơn trong giai đoạn tới.
Việc xử lý nợ xấu có sự chuyển biến về chất và lượng |
Tại diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng Việt Nam 2020 với chủ đề “Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Kết quả và khuyến nghị chính sách” được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp cùng Thời báo Kinh tế Sài Gòn (TBKTSG) tổ chức sáng nay (30/9), Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh, cho biết sau một thời gian triển khai trên thực tế, các giải pháp đồng bộ trong 2 văn bản quy phạm trên đã tạo ra những dấu ấn rõ nét và chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD gắn với mục tiêu phát triển ngành ngân hàng trong thời gian tới, thể hiện định hướng chính sách đúng đắn của Quốc hội và Chính phủ, tạo niềm tin đối với hệ thống các TCTD nói riêng và của cả xã hội nói chung.
Theo số liệu của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đến 31/8/2020, thu hồi nợ ước đạt 94.370 tỉ đồng, gấp 1,5 lần tổng thu hồi nợ giai đoạn trước đó. Mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt sau khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đạt 67.612 tỉ đồng, mua nợ theo giá trị thị trường từ 2017 đến 2020 đạt 8.341 tỉ đồng.
Theo ông Đỗ Giang Nam, Phó Tổng giám đốc VAMC, Nghị quyết 42 đã khẳng định rõ ràng hơn quyền chủ nợ của VAMC và TCTD; góp phần nâng cao ý thức của cá nhân, tổ chức trong việc trả nợ; tạo động lực khuyến khích các TCTD bán nợ xấu theo giá trị thị trường; giúp tạo lập thị trường mua bán nợ theo giá thị trường, bảo đảm nguyên tắc thị trường trong xử lý nợ xấu. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD phát huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của TCTD.
Cụ thể, việc nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel II của một số TCTD, nhất là các ngân hàng thương mại Nhà nước, còn khó khăn; tiến độ xử lý cơ cấu lại đối với một số TCTD phi ngân hàng có chủ sở hữu/cổ đông lớn là các tập đoàn/tổng công ty nhà nước còn chậm, phụ thuộc vào nội dung phương án cơ cấu lại tổng thể của tập đoàn/tổng công ty nhà nước; việc xử lý, thu hồi nợ và tài sản bảo đảm (của một số TCTD còn khó khăn trong trường hợp tài sản bảo đảm cho các khoản nợ bị kê biên, liên quan đến các vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh.
Bên cạnh đó, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trong các tháng đầu năm 2020 đã ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến an toàn hoạt động ngân hàng cũng như kết quả cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu toàn ngành Ngân hàng trong giai đoạn 2016-2020.
Đối với kế hoạch thời gian tới, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh, để bảo đảm công tác tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, cũng như tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng phát huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo và đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ban, ngành nghiên cứu việc luật hóa xử lý nợ xấu nhằm quy định cụ thể về việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm, xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2021-2025.
M.L
Thận trọng với nợ được cơ cấu lại |
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tiếp tục được duy trì ở mức dưới 2% |
Thu nhập từ lãi ngoài có thực sự "cứu" được ngân hàng trong "bão dịch"? |
-
Quý III/2024: GDP tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước
-
Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
-
Giá vàng trong tuần (30/9-6/10): Kết thúc tuần đi ngang
-
Giá vàng hôm nay (5/10): Thị trường thế giới quay đầu giảm
-
98.500 đồng bảo hiểm cho cả ngôi nhà và gia đình, tại sao không?