Nga dự kiến giá khí đốt xuất khẩu tăng hơn gấp đôi vào năm 2022
![]() |
Vào tháng 2/2022, khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra, dòng chảy khí đốt từ Nga đến EU đã bị cắt giảm qua nhiều sự kiện. Ví dụ, một tuyến đường vận chuyển đã bị đóng cửa; một số nước EU bị đứt nguồn cung do vấn đề thanh toán phí vận chuyển không thành công; tranh cãi nổ ra xung quanh việc bảo trì đường ống dẫn khí Nord Stream 1. Vì thế, giá khí đốt tăng đột ngột.
Bộ Kinh tế Nga dự đoán trong năm nay, xuất khẩu khí đốt của Gazprom sẽ giảm xuống mức 170,4 tỷ mét khối (bcm). Con số này đã giảm so với dự báo tháng 5/2022. Cụ thể, dự báo cho biết là xuất khẩu đã đạt 185 bcm trong tháng 5 và 205,6 bcm trong toàn năm 2021.
Bộ kinh tế Nga dự đoán, khối lượng khí đốt xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm trong năm nay.
Do nguồn cung trở nên eo hẹp, giá khí đốt trung bình của Gazprom đã đạt mức 730 USD/1.000 mét khối (cm) vào năm 2022, cao hơn gấp đôi so với năm ngoái (304,6 USD/1.000 cm). Con số này cao hơn 40% so với dự báo trước đó là 523,3 USD/1000 cm.
![]() |
Tăng sản xuất dầu
Nga bắt đầu tăng dần sản lượng dầu được khai thác sau những hạn chế xuất phát từ gói trừng phạt. Ngoài ra, các khách hàng châu Á cũng đang tăng nhu cầu mua, khiến Nga phải tăng dự báo sản xuất và xuất khẩu cho từ nay cho đến năm 2025.
Gazprom cho biết Trung Quốc cũng đang tăng nhập khẩu khí đốt. Tuy vậy, hiện nay châu Âu vẫn là thị trường khí đốt lớn nhất của Nga.
Tăng sản lượng dầu được xuất khẩu và giá thành khí đốt cao đã giúp Nga thu về lần lượt là 337,5 tỷ USD và 255,8 tỷ USD.
Vào năm 2021, Nga cũng thu được 244,2 tỷ USD từ việc xuất khẩu năng lượng.
Nhìn chung, Bộ Kinh tế Nga đang thích nghi khá tốt với các lệnh trừng phạt.
![]() |
![]() |
![]() |
Ngọc Duyên
AFP
-
Giá phát điện tối đa cho nhiệt điện than năm 2025
-
VPI dự báo giá xăng tiếp tục giảm 3,1 - 3,5% trong kỳ điều hành ngày 17/4
-
Khung giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam giai đoạn 2025-2030
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 16/4: Giá trần dầu Nga có thể giảm trong thời gian tới
-
Doanh nghiệp nhà nước nộp gần 400 nghìn tỷ đồng vào ngân sách năm 2024, đẩy mạnh chuyển đổi số