Năm 2020: Chứng khoán là dòng vốn chủ đạo của nền kinh tế
Tính minh bạch và chất lượng hàng hoá trên thị trường sẽ từng bước được tăng cường.
Theo đó, Đề án khẳng định: Tái cấu trúc toàn diện thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm từng bước nâng cao vai trò, vị trí của thị trường chứng khoán và bảo hiểm; phấn đấu tới năm 2020 đưa thị trường này trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ đạo của nền kinh tế; hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ trong quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.
Và để thực hiện được những mục tiêu trên, Đề án nhấn mạnh tới các nhóm giải pháp:
Thứ nhất, tái cấu trúc cơ sở hàng hoá trên thị trường chứng khoán, trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp như: Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm trên thị trường (nâng cao điều kiện niêm yết, phát hành, chú trọng tiêu chí vốn, lợi nhuận,...); tăng cường tính minh bạch trên thị trường chứng khoán (triển khai áp dụng cơ chế công bố thông tin, từng bước áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán,...);...
Thứ hai, tái cấu trúc thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp như: Thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu Chính phủ (hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, cải tiến phương thức, lịch biểu, kỳ hạn phát hành và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng quy mô niêm yết của các loại trái phiếu Chính phủ; nâng cao hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt theo hướng gắn kết thị trường đấu thầu sơ cấp với thị trường giao dịch thứ cấp,...); từng bước phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp;
Thứ ba, tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư trong đó nhấn mạnh đến đa dạng hoá cơ sở nhà đầu tư, tập trung phát triển nhà đầu tư tổ chức, chuyên nghiệp, nhằm tạo sức cầu ổn định, giúp thị trường phát triển lành mạnh, hoàn thiện khung pháp lý hướng dẫn đồng bộ các sản phẩm quỹ đầu tư chứng khoán dành cho các loại hình nhà đầu tư khác nhau, các quỹ đầu tư đa mục tiêu kết nối với thị trường trái phiếu, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản;...
Một vấn đề lớn được Đề án nêu ra là thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trung và dài hạn, góp phần phát triển thị trường chứng khoán, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, bổ sung nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước; nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh và quản trị rủi ro của hệ thống tài chính ngân hàng và nền kinh tế;...
Thứ tư, tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán, trong đó tập trung phân loại các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo 4 nhóm là: Nhóm hoạt động lạnh mạnh (là các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng trên 180%); nhóm hoạt động bình thường (gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 150% tới 180%); nhóm bị kiểm soát (gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 120% tới 150%); nhóm bị kiểm soát đặc biệt (gồm các tổ chức hoạt động kinh doanh thua lỗ cho tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%).
Thanh Ngọc
-
Agribank tiên phong thúc đẩy tăng trưởng xanh kiến tạo tương lai bền vững
-
EU nhượng bộ trước áp lực của Mỹ
-
Giới buôn bán dầu mỏ lao đao vì thị trường đầy biến động
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/4: Iran thúc đẩy khai thác tại mỏ khí lớn nhất thế giới
-
VPI dự báo giá xăng dầu đảo chiều tăng 2,2 - 3,8% trong kỳ điều hành ngày 24/4