Mỹ thề sẽ buộc Nga rút quân khỏi Venezuela
Phát biểu hôm thứ Năm, ngày 4/4 tại một cuộc họp báo sau cuộc họp bộ trưởng ngoại giao các quốc gia thành viên NATO, Ngoại trưởng Mỹ nói rằng sự kiện này đã đặt ra vấn đề về sự hiện diện của quân đội Nga ở Venezuela và trong cuộc thảo luận, Mỹ đã nhắc lại quan điểm của mình rằng quân đội Nga nên rời khỏi đất nước này.
"Chúng tôi đã nói về điều này trong bối cảnh các nỗ lực khác của Nga trên khắp thế giới - chẳng hạn ở Ukraine, hoặc các hoạt động độc hại của Nga đang diễn ra ở Syria, Venezuela và những gì người Nga đã và đang làm ở Biển Đen, Biển Azov. Trong mỗi trường hợp, chúng tôi làm mọi thứ có thể, để đưa ra một phản ứng tập thể. Trong trường hợp của Venezuela, Mỹ và phản ứng tập thể của NATO cũng đã sẵn sàng", ông Pompeo nói.
![]() |
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo |
Trước đó, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Josep Borrell nói rằng tại cuộc họp cấp bộ trưởng của các nước thành viên NATO ở Washington, chủ đề của Venezuela không được nêu ra, nhưng Mỹ đã cố gắng nêu vấn đề về sự hiện diện của quân đội Nga ở nước này. Ông nói thêm rằng Venezuela không phải là vấn đề của NATO, "như vậy, nó đã không được thảo luận".
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết trước đó rằng các chuyên gia quân sự Nga đang hiện diện ở Venezuela là hoàn toàn bình thường và hợp pháp, họ đang cung cấp dịch vụ sửa chữa và vận hành các thiết bị quân sự được giao cho quốc gia Mỹ Latinh này.
Tại Venezuela, vào ngày 21/1 đã nổ ra các cuộc biểu tình chống lại Tổng thống Nicolas Maduro ngay sau khi ông tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai. Người đứng đầu Quốc hội do phe đối lập kiểm soát, Juan Guaido tự xưng mình là người đứng đầu nhà nước lâm thời. Một số quốc gia phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, đã công nhận Guaido. Về phần mình, Tổng thống Maduro gọi người đứng đầu quốc hội là con rối của Mỹ.
Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia khác ủng hộ Maduro như một tổng thống hợp pháp. Moscow gọi danh xưng “nguyên thủ quốc gia” của Guaido là trò hề lố bịch. Nga cũng đã nhiều lần cảnh báo Mỹ về sự can thiệp quân sự vào các vấn đề của Venezuela. Cụ thể, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho rằng đây sẽ là một kịch bản thảm họa. Theo ông, các hành động của Washington đối với Venezuela đã thúc đẩy cuộc khủng hoảng ở Venezuela theo hướng ngày càng tồi tệ hơn.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Venezuela Maduro cho biết, Venezuela đã trở thành nơi thử nghiệm cho một hình thức chiến tranh mới là sử dụng vũ khí điện từ và từ trường nhằm vào các hệ thống hỗ trợ sự sống của đất nước, trong trường hợp này là hệ thống điện quốc gia.
Tổng thống Maduro nói: "Thế giới đã thấy rõ rằng Venezuela đã trở thành nơi thử nghiệm vũ khí điện từ mới, cũng như để thử nghiệm một chiến lược chiến tranh mới và đây không còn là một vụ bắt giữ trực tiếp, không phải là một vụ bắn phá tên lửa, mà là triệt phá các dịch vụ cơ bản và quan trọng".
Theo ông, tất cả những điều này được thực hiện với sự tham gia của "phe đối lập tồi tệ nhất mà Venezuela từng phải đối mặt trong những năm tháng của cuộc cách mạng".
Maduro cũng nói rằng phe đối lập có kế hoạch ám sát ông cùng với người đứng đầu Quốc hội lập hiến quốc gia Diosdado Cabello và các quan chức khác của chính phủ. Ông cho biết, để đối phó những âm mưu đen tối của phe đối lập, ông đã ra lệnh thành lập một cơ quan tình báo và phản gián đặc biệt.
Bá Thủy (Theo RT)
Bá Thủy
RT
-
Kế hoạch bí mật của EU về khí đốt Nga và ảnh hưởng đối với xuất khẩu LNG của Mỹ
-
Nga dự báo mạnh mẽ trở lại thị trường dầu mỏ
-
Mỹ muốn đầu tư 1.000 tỷ USD vào Ả Rập Xê Út giữa lúc căng thẳng leo thang
-
Ngành dầu mỏ Trung Quốc chuẩn bị gì trước cuộc chiến thương mại với Mỹ?
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Việt Nam đang từng bước làm chủ và phát triển ngành công nghiệp hạt nhân
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy phát triển bền vững
-
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm kỳ vọng vào thế hệ trẻ trong chuyến thăm các trường Hà Nội
-
Lộ trình sáp nhập TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương
-
Bảo đảm thống nhất, không bỏ sót quyền hạn của địa phương