Loạt tác động từ xung đột Nga - Ukraine tới kinh tế Việt Nam

16:49 | 04/03/2022

10,119 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Là nước có độ mở kinh tế rất cao, hội nhập rất sâu vào kinh tế toàn cầu, Việt Nam khó tránh khỏi những tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine, theo Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương).

Ảnh hưởng không nhỏ

Nhận định về tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine tới kinh tế Việt Nam, lãnh đạo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi những biến động thị trường tới tăng trưởng, phát triển kinh tế, hợp tác kinh tế thương mại, cũng như xuất nhập khẩu hàng hóa.

Trong đó một số ảnh hưởng trực tiếp được nêu ra như sản xuất, xuất nhập khẩu, lạm phát, cung cầu và giá cả. Tiếp đến là việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa, thanh toán các hợp đồng thương mại.

Các doanh nghiệp có dự án hợp tác với Nga, Ukraine, Belarus và các nước có liên quan trong cuộc khủng hoảng cũng sẽ chịu tác động.

Loạt tác động từ xung đột Nga - Ukraine tới kinh tế Việt Nam - 1
Phái đoàn Nga và phái đoàn Ukraine (phải) đàm phán tại Belarus hôm 28/2 (Ảnh: Reuters).

Theo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, cả Nga và Ukraine đều là những đối tác thương mại truyền thống và quan trọng của Việt Nam tại khu vực Á - Âu. Xét về kim ngạch thương mại, Nga xếp ở vị trí thứ 1, Ukraine xếp ở vị trí thứ 6.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Nga năm 2021 đạt 5,5 tỷ USD tăng 13,8% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 3,2 tỷ USD (tăng 13,2%) và nhập khẩu đạt 2,3 tỷ USD (tăng 14,9%).

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nga bao gồm điện thoại và linh kiện (chiếm 33%), máy vi tính và sản phẩm điện tử (13%), dệt may (10,5%), cà phê (5,4%), thủy sản (5,1%).

Đối với thị trường Ukraine, năm 2021, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 720,5 triệu USD (tăng 50,6% so với năm 2020), trong đó xuất khẩu từ Việt Nam đạt 344,6 triệu USD (tăng 21%), nhập khẩu từ Ukraine đạt 375,8 triệu USD (tăng 94,2%).

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm điện thoại và linh kiện (chiếm 49% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ucraina), thủy sản (8,3%), máy móc, thiết bị phụ tùng (5,4%), giày dép các loại (4,87%), máy vi tính và sản phẩm điện tử (4,84%).

Nếu xung đột Nga - Ukraine tiếp tục kéo dài, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho rằng điều này "chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại song phương giữa Việt Nam và hai nước trên".

Trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng gì?

Trả lời câu hỏi về ảnh hưởng trong ngắn hạn, lãnh đạo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho biết sẽ có tác động tới hàng hóa, cung cầu và giá cả. Cuộc xung đột này đang là một trong những nguyên nhân chính làm tăng giá trên thị trường một số mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như khí đốt - dầu mỏ, lúa mì, nhôm, nickel, ngô… do thị phần sản xuất và xuất khẩu của các nước trên rất lớn.

Do đó nếu căng thẳng tiếp tục kéo dài có thể khiến nhiều nước, trong đó có Việt Nam, gặp khó khăn về nguồn cung các nguyên, nhiên liệu trên trong thời gian tới.

Về thanh toán các hợp đồng thương mại, đối với Nga, liên tiếp trong thời gian vừa qua, Mỹ và các nước phương Tây đã đưa ra hàng loạt lệnh trừng phạt nhắm vào hệ thống ngân hàng - tài chính của Nga như cấm giao dịch bằng đồng USD với các ngân hàng lớn của Nga như Sberbank, VTB,…; hạn chế huy động vốn thông qua thị trường Mỹ; đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga …

Những bước trừng phạt này trước mắt sẽ ảnh hưởng đến việc thanh toán nhiều hợp đồng sử dụng đồng tiền thanh toán là đô la Mỹ. Ngoài ra, tỷ giá đồng Rub biến động, mất giá rất mạnh khiến một số nhà nhập khẩu của Nga đề nghị tạm dừng thanh toán trong 2-3 tuần để chờ tình hình ổn định.

Về vận chuyển, lưu thông hàng hóa, hiện một số hãng tàu đã từ chối nhận đơn hàng vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi Nga. Giá cước vận tải sẽ tiếp tục tăng cao cùng với sự chậm trễ trong vận chuyển sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại hàng hóa.

Ngoài ra, việc cấm vận hàng không cũng sẽ dẫn đến các hãng hàng không phải chọn đường bay dài hơn, chi phí tăng, áp lực gia tăng lên hệ thống vận chuyển logistics toàn cầu và giá cả hàng hóa.

Về trung hạn và dài hạn ảnh hưởng ra sao?

Lãnh đạo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho rằng hiện nay còn quá sớm để có thể đánh giá những tác động trung và dài hạn trong căng thẳng hai nước đến quan hệ thương mại với Việt Nam. Và điều này cũng tùy thuộc vào nhiều khả năng xảy ra.

Trong trường hợp Mỹ và phương Tây tiếp tục gia tăng thực thi các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất, kèm theo sự việc kinh tế toàn cầu phục hồi do hậu quả của đại dịch Covid-19, một số nhà phân tích đã dự báo một kịch bản xấu với kinh tế Nga trong năm 2022 với GDP giảm 7-10%, lạm phát lên tới 14-16%, tỷ giá đồng Rub sẽ ở mức 110 - 110 Rub/USD, sức mua của người dân giảm sút mạnh…

Kéo theo đó thương mại song phương giữa Nga với các nước trên thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng sẽ không tránh khỏi các tác động tiêu cực.
Riêng đối với Ukraine, kinh tế chắc chắn sẽ khó khăn hơn và cần nhiều thời gian hơn để phục hồi trở lại, do đó kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước cũng sẽ bị ảnh hưởng rất tiêu cực.

Các thị trường tài sản sẽ thế nào?

Một số công ty chứng khoán, nghiên cứu thị trường cũng đã đưa ra các nhận định trước tác động của cuộc khủng hoảng xung đột này.

Theo nhóm nghiên cứu VnDirect, xung đột Nga - Ukraine sẽ đẩy giá dầu và phân đạm tiếp tục neo ở mức cao cũng như gây khó khăn cho chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên theo các chuyên gia này, dầu Brent có thể đạt đỉnh ở vùng giá quanh 105- 110 USD/thùng. Sau đó, giá dầu sẽ dần hạ nhiệt và ổn định quanh mức 90 USD/thùng trong một vài tháng tới nhờ nguồn cung bổ sung tiềm năng đến từ Mỹ, Iran và OPEC.

Nga hiện là nước xuất khẩu phân đạm, NPK hàng đầu thế giới. Dưới tác động của các lệnh trừng phạt và việc Nga áp dụng hạn ngạch xuất khẩu để phòng vệ, giá phân bón dự kiến tiếp tục leo thang trong năm 2022.

Cũng theo VnDirect, các số liệu thống kê lịch sử cho thấy các cuộc xung đột và căng thẳng địa chính trị phần lớn ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong ngắn hạn.

"Chúng tôi cũng cho rằng các lệnh trừng phạt sẽ ảnh hưởng đến một số dự án đầu tư của Nga tại Việt Nam; song nhìn chung quy mô tác động không lớn đến nền kinh tế", chuyên gia VnDirect nêu quan điểm.

Các chuyên gia này cũng dự báo đà tăng của giá vàng có thể sớm kết thúc. Vàng vốn dĩ được coi là "tài sản trú ẩn an toàn" và dữ liệu lịch sử cho thấy mỗi khi các cuộc xung đột và căng thẳng địa chính trị diễn ra thì giá vàng có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Tuy vậy, đà tăng của giá vàng thường không kéo dài và sẽ quay đầu giảm trở lại khi tình hình căng thẳng hạ nhiệt.

Thống kê lịch sử cho thấy, mỗi khi sự kiện xung đột và căng thẳng địa chính trị diễn ra thì giá vàng thường lập đỉnh trong vòng 2-3 tuần sau đó, với mức tăng bình quân khoảng 4,3%. Sau đó, giá vàng có xu hướng quay đầu giảm khi tình hình căng thẳng hạ nhiệt, công ty chứng khoán này cho biết.

Theo Dân trí

Giá dầu tăng vọt: Phương Tây thúc giục, các nước vùng Vịnh phản đốiGiá dầu tăng vọt: Phương Tây thúc giục, các nước vùng Vịnh phản đối
Thực hư về thông tin Nga - Ukraine tung vũ khí hạt nhânThực hư về thông tin Nga - Ukraine tung vũ khí hạt nhân
Ukraine đối mặt nguy cơ thảm hoạ hạt nhân mớiUkraine đối mặt nguy cơ thảm hoạ hạt nhân mới
Nga nỗ lực xóa bỏ sự phụ thuộc vào đồng USD ra sao?Nga nỗ lực xóa bỏ sự phụ thuộc vào đồng USD ra sao?
Hơn 500 sinh viên quốc tế mắc kẹt tại thành phố phía bắc UkraineHơn 500 sinh viên quốc tế mắc kẹt tại thành phố phía bắc Ukraine
Nga và Ukraine đề cập tới khả năng ngừng bắnNga và Ukraine đề cập tới khả năng ngừng bắn

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 117,200 119,200
AVPL/SJC HCM 117,200 119,200
AVPL/SJC ĐN 117,200 119,200
Nguyên liệu 9999 - HN 10,970 11,250
Nguyên liệu 999 - HN 10,960 11,240
Cập nhật: 13/05/2025 08:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 112.500 115.000
TPHCM - SJC 117.200 119.200
Hà Nội - PNJ 112.500 115.000
Hà Nội - SJC 117.200 119.200
Đà Nẵng - PNJ 112.500 115.000
Đà Nẵng - SJC 117.200 119.200
Miền Tây - PNJ 112.500 115.000
Miền Tây - SJC 117.200 119.200
Giá vàng nữ trang - PNJ 112.500 115.000
Giá vàng nữ trang - SJC 117.200 119.200
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 112.500
Giá vàng nữ trang - SJC 117.200 119.200
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 112.500
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 112.500 115.000
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 112.500 115.000
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 112.300 114.800
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 112.190 114.690
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 111.480 113.980
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 111.250 113.750
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 78.750 86.250
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 59.810 67.310
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.410 47.910
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 102.760 105.260
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 62.680 70.180
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 67.270 74.770
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 70.710 78.210
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.700 43.200
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.530 38.030
Cập nhật: 13/05/2025 08:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,040 11,490
Trang sức 99.9 11,030 11,480
NL 99.99 10,850
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,850
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,250 11,550
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,250 11,550
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,250 11,550
Miếng SJC Thái Bình 11,700 11,920
Miếng SJC Nghệ An 11,700 11,920
Miếng SJC Hà Nội 11,700 11,920
Cập nhật: 13/05/2025 08:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16082 16348 16930
CAD 18047 18322 18945
CHF 30072 30446 31104
CNY 0 3358 3600
EUR 28215 28481 29517
GBP 33440 33828 34769
HKD 0 3201 3404
JPY 168 172 178
KRW 0 17 19
NZD 0 14956 15549
SGD 19327 19607 20141
THB 691 754 808
USD (1,2) 25699 0 0
USD (5,10,20) 25738 0 0
USD (50,100) 25766 25800 26150
Cập nhật: 13/05/2025 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,787 25,787 26,147
USD(1-2-5) 24,756 - -
USD(10-20) 24,756 - -
GBP 33,808 33,900 34,810
HKD 3,273 3,283 3,382
CHF 30,371 30,465 31,321
JPY 172.18 172.49 180.18
THB 741.29 750.44 803.15
AUD 16,404 16,463 16,903
CAD 18,339 18,398 18,895
SGD 19,564 19,625 20,247
SEK - 2,615 2,706
LAK - 0.92 1.27
DKK - 3,811 3,943
NOK - 2,450 2,536
CNY - 3,562 3,659
RUB - - -
NZD 14,953 15,092 15,533
KRW 17 - 19.08
EUR 28,467 28,490 29,705
TWD 771.42 - 933.95
MYR 5,647.93 - 6,372.78
SAR - 6,806.82 7,164.68
KWD - 82,261 87,467
XAU - - -
Cập nhật: 13/05/2025 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,780 25,790 26,130
EUR 28,217 28,330 29,430
GBP 33,558 33,693 34,660
HKD 3,265 3,278 3,384
CHF 30,101 30,222 31,116
JPY 171.19 171.88 178.92
AUD 16,281 16,346 16,875
SGD 19,510 19,588 20,121
THB 755 758 792
CAD 18,246 18,319 18,828
NZD 15,006 15,512
KRW 17.50 19.27
Cập nhật: 13/05/2025 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25785 25785 26145
AUD 16239 16339 16912
CAD 18219 18319 18876
CHF 30277 30307 31195
CNY 0 3563.1 0
CZK 0 1130 0
DKK 0 3930 0
EUR 28443 28543 29315
GBP 33691 33741 34843
HKD 0 3355 0
JPY 171.47 172.47 178.98
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.7 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6333 0
NOK 0 2510 0
NZD 0 15047 0
PHP 0 440 0
SEK 0 2680 0
SGD 19469 19599 20332
THB 0 720.1 0
TWD 0 845 0
XAU 11800000 11800000 12000000
XBJ 11800000 11800000 12000000
Cập nhật: 13/05/2025 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,770 25,820 26,190
USD20 25,770 25,820 26,190
USD1 25,770 25,820 26,190
AUD 16,322 16,472 17,538
EUR 28,545 28,695 29,870
CAD 18,170 18,270 19,592
SGD 19,564 19,714 20,181
JPY 172.78 174.28 178.94
GBP 33,810 33,960 35,160
XAU 11,798,000 0 12,002,000
CNY 0 3,446 0
THB 0 757 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 13/05/2025 08:00