Làm sao để không sợ tiền của Trung Quốc?

13:52 | 05/08/2016

2,420 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Dư luận Việt Nam đang tranh cãi về đồng vốn của Trung Quốc. Đây là điều đáng làm vì không chỉ có Việt Nam sợ vay tiền của Trung Quốc mà nhiều nước châu Âu khác cũng sợ. Báo chí Pháp mách cách không sợ tiền của Trung Quốc.
tin nhap 20160805134659
Nhà thầu Trung Quốc thi công Trung tâm khai thác điện hạt nhân Hinkley Point ở Anh

Tham vọng ngày càng lớn của các nhà đầu tư Trung Quốc đang khiến châu Âu lo ngại. Bằng chứng cụ thể và gần đây nhất là chính quyền Anh tuyên bố lùi ngày đưa ra quyết định có xây dựng hay không dự án nhà máy điện hạt nhân tại Hinkley Point (miền nam nước Anh), trong đó có vốn đầu tư của Trung Quốc. Dự án với số vốn đầu tư 24 tỷ USD do tập đoàn năng lượng EDF của Pháp làm chủ đầu tư được Tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) rót 33% vốn và đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cựu Thủ tướng Anh David Cameron.

Theo truyền thông Anh, nguyên nhân chính của việc hoãn dự án là các vấn đề an ninh liên quan tới quyền sở hữu của Trung Quốc đối với các nhà máy hạt nhân của Anh.

Theo Telegraph, tân Thủ tướng Anh Theresa May từ lâu đã có những lo ngại an ninh về sự tham gia của Trung Quốc trong dự án Hinkley Point, trong khi Guardian cho rằng bà May không hai lòng về thái độ “hoan hỉ” của cựu Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne đối với nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc. Cũng có ý kiến cho rằng, việc Thủ tướng May trì hoãn quyết định đầu tư dự án hạt nhân sử dụng một phần vốn từ Trung Quốc còn để tránh hậu họa về sau cho nước Anh.

Châu Âu hiện trở thành miếng bánh hấp dẫn đối với Trung Quốc và chiếm đến 20% tổng đầu tư của Bắc Kinh ra nước ngoài. Pháp cũng không nằm ngoài xu thế này, thậm chí trở thành thị trường đầu tư lớn thứ hai của Trung Quốc, chỉ sau Ý, nhưng đứng trước cả Đức và Anh.

Nhật báo La Croix (Pháp) ra ngày 2/8 đặt câu hỏi lớn trên trang nhất “Liệu có nên sợ tiền của Trung Quốc?”

Theo tờ báo, những phi vụ lớn của Trung Quốc tại Pháp tập trung vào ngành du lịch-khách sạn: khách sạn Marriot nổi tiếng trên đại lộ Champs-Elysée có cổ phần của một quỹ đầu tư của Hồng Kông từ năm 2014, câu lạc bộ nghỉ dưỡng Club Med được tập đoàn Phục Tinh (Fosun) đầu tư năm 2015, tập đoàn Louvre Hôtels từ năm 2015 có vốn của tập đoàn khách sạn Cẩm Giang. Cẩm Giang không giấu tham vọng trở thành cổ đông số 1 của tập đoàn Accor (sở hữu Ibis, Novotel, Sofitel), đứng đầu châu Âu về lĩnh vực khách sạn.

Ngoài ra, còn phải kể đến khoản đầu tư vào sân bay Toulouse-Blagnac của tập đoàn Symbiose vào năm 2015). Năm 2014, nhà sản xuất xe hơi Đông Phong (Dongfeng) đã có được 14% vốn của tập đoàn Pháp Peugeot. Cuối cùng phải kể đến tham vọng kiểm soát Servair, một chi nhánh của tập đoàn Air France, của tập đoàn HNA, chuyên về sửa chữa cảng hàng không.

Trong vòng một năm qua, số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Pháp tăng gần gấp 3 lần: từ 1,2 tỉ USD vào năm 2014 lên 3,2 tỉ USD vào năm 2015. Trên quy mô châu Âu, số tiền đầu tư cũng tăng: từ 16 tỉ USD vào năm 2014 lên 20 tỉ USD vào năm 2015 và 54 tỉ USD chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2016.

Xu hướng này không khiến các chuyên gia ngạc nhiên và theo đánh giá của họ, sẽ còn tăng mạnh hơn nữa. Lý giải xu hướng đầu tư ồ ạt ra nước ngoài, chủ tịch Asia Centre giải thích: “Trong vòng nhiều năm, Trung Quốc đã đạt được mức tăng trưởng với hai con số và trở thành công xưởng của thế giới. Để đáp ứng được nhu cầu vật liệu, trong giai đoạn đầu, Bắc Kinh ưu tiên đầu tư vào các nước đang phát triển, chủ yếu là ở châu Phi.

Bước tiếp theo bắt đầu khi Trung Quốc chuyển các nhà máy ra nước ngoài hay thuê lại các công ty nước ngoài gia công để tận dụng nguồn nhân công rẻ, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á. Và bước thứ ba đang được tiến hành: đó là chính quyền Bắc Kinh định hướng lại mô hình tăng trưởng, thiên về giá trị thặng dư và dịch vụ hơn”.

Theo nhà nghiên cứu Philippes Le Corre, thuộc Viện Brookings tại Washington, làn sóng đầu tư bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã tận dụng được cơ hội đồng euro giảm giá. Trước đó, chỉ có vài văn phòng đại diện và một quỹ đầu tư, China International Corporation, của Trung Quốc thật sự hoạt động tại châu Âu. Thế nhưng hiện nay, công ty Trung Quốc có mặt ở mọi lĩnh vực, mọi phi vụ và tại khắp các nước châu Âu.

Bài xã luận của La Croix nhận định các nước phương Tây phải quản lý được các dự án đầu tư ồ ạt ra nước ngoài của Trung Quốc. Dù những khoản đầu tư đó vẫn chưa phải rất lớn, nhưng tại Mỹ, cũng như tại châu Âu, Trung Quốc đang ngày càng tăng cường hoạt động để chiếm được thị phần trong các lĩnh vực vật liệu, đất đai, các ngành công nghiệp và công nghệ.

Điều trái ngược là dù tích cực đầu tư ra nước ngoài, Bắc Kinh lại tỏ ra ít cởi mở hơn ngay trên sân nhà bằng cách ban hành những quy định chặt chẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Vậy có nên sợ Trung Quốc? Không trả lời trực tiếp câu hỏi của La Croix, nhưng một chuyên gia luật của Pháp trấn an: “Mỗi dự án làm ăn với Trung Quốc cần được nghiên cứu cận thận để đảm bảo được tính liên kết, minh bạch, hiệu quả đối với việc làm, đảm bảo lợi ích quốc gia…”.

tin nhap 20160805134659

Trung Quốc gài “Con ngựa thành Troy” vào châu Âu

Việc Trung Quốc đầu tư một nhà máy hạt nhân tại Anh đang bị giới chức tình báo đánh giá là một hiểm họa đối với an ninh châu Âu.

Th.Long

AP, AFP, Reuters