Lại lo vỡ quỹ bảo hiểm y tế

07:00 | 18/09/2013

1,031 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Dự án Luật sửa đổi một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) vừa trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm dấy lên những lo lắng về độ an toàn của quỹ, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách Nhà nước (NSNN) trong tương lai gần.

“Không vỡ quỹ thì ngân sách nhà nước... vỡ!”

Trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tái khẳng định, dự án luật sửa đổi được kỳ vọng là bước đệm quan trọng để lộ trình thực hiện BHYT toàn dân phải gắn liền với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, từng bước chuyển dần từ việc cấp NSNN trực tiếp cho bệnh viện sang hỗ trợ để người dân tham gia BHYT. Theo dự án luật sửa đổi, trong tương lai BHYT toàn dân là bắt buộc. Đây là mô hình được cơ quan soạn thảo khẳng định đã được nhiều quốc gia láng giềng và trong khu vực áp dụng từ lâu.

Tuy nhiên, trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn nhiều ý kiến lo ngại khả năng bắt buộc là khó vào thời điểm hiện tại, bởi bản thân Nghị quyết số 21-NQ/TƯ ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”; Quyết định 538 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020, với mục tiêu đến năm 2015 đạt tỷ lệ trên 70% dân số tham gia BHYT, đến năm 2020 có trên 80% dân số tham gia BHYT.

Cảnh chen chúc chờ khám BHYT tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Nhiều ý kiến đánh giá cao quy định sửa đổi có lợi cho dân như hạ tỷ lệ cùng chi trả với hộ cận nghèo, thân nhân người có công, đồng bào dân tộc thiểu số từ 20% xuống 5%; hay quy định quỹ BHYT sẽ chi trả tất cả trường hợp khám chữa bệnh BHYT trái tuyến, vượt tuyến với các ca bệnh điều trị nội trú, đồng thời chỉ chi trả một số bệnh cho khám ngoại trú. Tuy nhiên, cũng chính từ cách tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội cảm thấy lo lắng, đặc biệt là sự an toàn của quỹ BHYT.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lo ngại, trong lúc số người tham gia BHYT tự nguyện hạn chế như hiện tại, thật khó để đảm bảo quỹ BHYT sẽ an toàn từ nay đến năm 2015 chứ chưa nói xa xôi như các nghị quyết. “Chúng ta không thể chủ quan được. Chỉ bằng các con số thì không thể lấy gì đảm bảo độ an toàn cho quỹ BHYT cả. Hiện tại mức đóng BHYT xấp xỉ 600 nghìn đồng/người/năm, trong khi số người thụ hưởng từ nguồn NSNN trong số 90 triệu dân tăng nhanh sau khi Dự thảo Luật có hiệu lực thì tôi e ngại rằng quỹ không vỡ thì NSNN cũng vỡ. Chưa kể sau này chi phí thường xuyên của cơ sở y tế được lấy ra từ chính quỹ BHYT thì mọi việc càng khó khăn. Tôi tin là trong trường hợp quỹ BHYT có ổn định thì NSNN sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cả chục nghìn tỉ đồng bội chi chứ không ít!”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề.

Nhiều ý kiến lo ngại sau khi dự án luật sửa đổi được Quốc hội thông qua và có hiệu lực, giá dịch vụ y tế sẽ tăng gấp nhiều lần hiện tại để đảm bảo lộ trình “tính đúng, tính đủ” như tinh thần ban soạn thảo. Như vậy, cho dù NSNN đã “cáng đáng” gần hết nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) của người dân thì điều các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn nhất vẫn là những tồn tại của KCB với chiếc thẻ BHYT.

BHYT toàn dân: vẫn gặp khó

Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng, tình trạng thuốc được bảo hiểm thanh toán đã không đáp ứng điều trị nên bác sĩ kê loại ngoài danh mục cho bệnh nhân. Như vậy, người bệnh BHYT muốn chất lượng khám chữa bệnh tốt hơn vẫn phải chấp nhận chi thêm tiền túi.

Phó chủ tịch nước nhấn mạnh, những tồn tại của ngành y là lịch sử để lại. “Bộ máy thanh tra rất lớn, từ thanh tra Chính phủ, thanh tra các ngành, rồi thanh tra nhân dân... tại sao để tình trạng này xảy ra? Có hay không chuyện cán bộ địa phương không sợ pháp luật, không sợ bị trừng trị?”, Phó chủ tịch nước chia sẻ từ những chuyến công tác thực tế. “Bức tranh phải được vẽ ra rõ ràng, trách nhiệm thuộc về ai, phải có địa chỉ cụ thể? Chế độ, chính sách luôn hướng đến người nghèo, trong khi sau mỗi cuộc giám sát, thanh kiểm tra nào cũng có vấn đề nẩy sinh. Các đồng chí nghĩ sao?”, Phó chủ tịch nước cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần ra 1 Nghị quyết thể hiện rõ chính kiến đối với vấn đề quản lý BHYT, quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan thực thi.

Từ vị trí của cơ quan lập pháp, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã phân tích hàng loạt vấn đề xung quanh câu chuyện BHYT. “Nguyên tắc BHYT là chia sẻ rủi ro. Người khỏe giúp người yếu, người bệnh nhẹ chia sẻ cho người bệnh nặng. Rõ ràng công tác tuyên truyền vận động đang có vấn đề. Y đức, cải cách hành chính công hiện nay khiến người dân rất không bằng lòng. Thủ tục nhiêu khê, rườm rà, chờ đợi, bị gây khó dễ, tiêu cực... nên người dân ngại dùng BHYT để khám chữa bệnh. Người có điều kiện đành phải tìm đến khám chữa bệnh tự nguyện”, Phó chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề.

“Chúng ta phải mổ xẻ từng vấn đề, để từ đó các báo cáo cần phải đi vào sâu hơn hơn. Trước đây là BHYT thuộc Bộ Y tế, về sau sáp nhập với BHXH. Mô hình trước đây như thế nào, ưu việt hay kém hơn hiện tại? Tình trạng lạm dụng việc kê đơn, chiếu chụp nhiều loại... khiến BHYT phình to có hay không và ai chịu trách nhiệm?”. Phó chủ tịch Quốc hội cũng đồng ý ngân sách dành cho y tế cần tăng, nếu tỷ lệ đó phù hợp với điều kiện NSNN hiện tại. “Tôi đi giám sát nhiều địa phương, thấy rất nhiều công trình liên quan đến các cơ sở y tế bị đình trệ. Giờ thì tình trạng quá tải tuyến trên đã quá rõ ràng. Nếu ngành y tế không đẩy nhanh chính sách luân chuyển bác sĩ giỏi đi các địa phương thì chất lượng KCB rất có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh đề nghị tạm giữ nguyên mô hình hiện tại. Lý do là vì thời điểm hiện tại mới chỉ 68% người dân tham gia BHYT, tức là chưa đủ 2/3 dân số cả nước. Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh cho rằng, thách thức lớn nhất, đó là công bằng và hiệu quả. “Chúng ta thực hiện trong lúc mọi việc còn nửa chừng, tức là chi phí giá dịch vụ y tế chưa tính đúng, tính đủ. Lộ trình BHYT toàn dân chưa hoàn thành. Nếu 90-100% người dân tham gia thì sự chia sẻ sẽ lớn hơn rất nhiều 68%. Cơ chế chuyển đổi hỗ trợ từ cơ sở y tế sang hỗ trợ trực tiếp người tham gia BHYT cần có thêm thời gian để đi vào cuộc sống”. Xung quanh vấn đề mô hình, có lẽ một mình Bộ Y tế cũng khó có thể thể làm xuể. Bộ Y tế là cơ quan quản lý Nhà nước nhưng không được quản lý tài chính, bất cập hơn nữa Chủ tịch Hội đồng Quản lý quỹ lại là Bộ Tài chính. Và cuối cùng, 5% quản lý cuối cùng lại cũng đưa về BHXH để làm công tác tuyên truyền. Với những tồn tại đó, chắc chắn BHYT sẽ lại là câu chuyện làm nóng “nghị trường” vào kỳ họp cuối năm sắp tới.

Lê Tùng

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 115,500 ▼2500K 118,200 ▼1800K
AVPL/SJC HCM 115,500 ▼2500K 118,200 ▼1800K
AVPL/SJC ĐN 115,500 ▼2500K 118,200 ▼1800K
Nguyên liệu 9999 - HN 10,770 ▼200K 11,100 ▼150K
Nguyên liệu 999 - HN 10,760 ▼200K 11,090 ▼150K
Cập nhật: 15/05/2025 16:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 110.500 ▼2500K 113.500 ▼2000K
TPHCM - SJC 115.500 ▼2500K 118.200 ▼1800K
Hà Nội - PNJ 110.500 ▼2500K 113.500 ▼2000K
Hà Nội - SJC 115.500 ▼2500K 118.200 ▼1800K
Đà Nẵng - PNJ 110.500 ▼2500K 113.500 ▼2000K
Đà Nẵng - SJC 115.500 ▼2500K 118.200 ▼1800K
Miền Tây - PNJ 110.500 ▼2500K 113.500 ▼2000K
Miền Tây - SJC 115.500 ▼2500K 118.200 ▼1800K
Giá vàng nữ trang - PNJ 110.500 ▼2500K 113.500 ▼2000K
Giá vàng nữ trang - SJC 115.500 ▼2500K 118.200 ▼1800K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 110.500 ▼2500K
Giá vàng nữ trang - SJC 115.500 ▼2500K 118.200 ▼1800K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 110.500 ▼2500K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 110.500 ▼2500K 113.500 ▼2000K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 110.500 ▼2500K 113.500 ▼2000K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 110.500 ▼2300K 113.000 ▼2300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 110.390 ▼2300K 112.890 ▼2300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 109.700 ▼2280K 112.200 ▼2280K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 109.470 ▼2280K 111.970 ▼2280K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 77.400 ▼1730K 84.900 ▼1730K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 58.760 ▼1340K 66.260 ▼1340K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 39.660 ▼960K 47.160 ▼960K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 101.110 ▼2110K 103.610 ▼2110K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 61.580 ▼1400K 69.080 ▼1400K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 66.100 ▼1500K 73.600 ▼1500K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 69.490 ▼1560K 76.990 ▼1560K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.030 ▼860K 42.530 ▼860K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 29.940 ▼760K 37.440 ▼760K
Cập nhật: 15/05/2025 16:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 10,840 ▼250K 11,290 ▼250K
Trang sức 99.9 10,830 ▼250K 11,280 ▼250K
NL 99.99 10,400 ▼350K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,400 ▼350K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,050 ▼250K 11,350 ▼250K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,050 ▼250K 11,350 ▼250K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,050 ▼250K 11,350 ▼250K
Miếng SJC Thái Bình 11,550 ▼250K 11,820 ▼180K
Miếng SJC Nghệ An 11,550 ▼250K 11,820 ▼180K
Miếng SJC Hà Nội 11,550 ▼250K 11,820 ▼180K
Cập nhật: 15/05/2025 16:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16124 16391 16973
CAD 18016 18291 18906
CHF 30347 30722 31354
CNY 0 3358 3600
EUR 28433 28700 29727
GBP 33655 34044 34975
HKD 0 3190 3392
JPY 171 175 181
KRW 0 17 19
NZD 0 14966 15551
SGD 19447 19727 20243
THB 694 757 810
USD (1,2) 25673 0 0
USD (5,10,20) 25711 0 0
USD (50,100) 25739 25773 26113
Cập nhật: 15/05/2025 16:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,750 25,750 26,110
USD(1-2-5) 24,720 - -
USD(10-20) 24,720 - -
GBP 34,003 34,095 35,006
HKD 3,262 3,271 3,371
CHF 30,472 30,567 31,418
JPY 174.21 174.52 182.31
THB 740.67 749.81 801.77
AUD 16,439 16,498 16,942
CAD 18,293 18,352 18,847
SGD 19,625 19,686 20,307
SEK - 2,624 2,715
LAK - 0.91 1.27
DKK - 3,830 3,963
NOK - 2,455 2,541
CNY - 3,558 3,655
RUB - - -
NZD 14,967 15,106 15,546
KRW 17.23 17.97 19.31
EUR 28,621 28,643 29,863
TWD 776.47 - 939.46
MYR 5,655.61 - 6,380.11
SAR - 6,797.05 7,154.54
KWD - 82,095 87,292
XAU - - -
Cập nhật: 15/05/2025 16:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,750 25,760 26,100
EUR 28,442 28,556 29,659
GBP 33,804 33,940 34,910
HKD 3,257 3,270 3,376
CHF 30,302 30,424 31,321
JPY 173.12 173.82 181
AUD 16,357 16,423 16,953
SGD 19,607 19,686 20,224
THB 756 759 792
CAD 18,237 18,310 18,819
NZD 15,053 15,560
KRW 17.68 19.49
Cập nhật: 15/05/2025 16:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25751 25751 26111
AUD 16295 16395 16968
CAD 18193 18293 18845
CHF 30566 30596 31481
CNY 0 3561.1 0
CZK 0 1130 0
DKK 0 3930 0
EUR 28719 28819 29591
GBP 33952 34002 35112
HKD 0 3270 0
JPY 174.32 175.32 181.83
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.7 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6333 0
NOK 0 2510 0
NZD 0 15071 0
PHP 0 440 0
SEK 0 2680 0
SGD 19602 19732 20454
THB 0 723 0
TWD 0 845 0
XAU 11500000 11500000 11750000
XBJ 10500000 10500000 11750000
Cập nhật: 15/05/2025 16:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,750 25,800 26,135
USD20 25,750 25,800 26,135
USD1 25,750 25,800 26,135
AUD 16,380 16,530 17,598
EUR 28,785 28,935 30,110
CAD 18,138 18,238 19,558
SGD 19,668 19,818 20,300
JPY 174.96 176.46 181.11
GBP 34,058 34,208 34,995
XAU 11,548,000 0 11,822,000
CNY 0 3,446 0
THB 0 757 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 15/05/2025 16:45