Không thể hạ tiêu chí "trường chuẩn quốc gia" xuống quá thấp

10:46 | 03/09/2013

792 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trước tình trạng một loạt các trường học ở các thành phố lớn đang “rớt” chuẩn quốc gia do thiếu diện tích đất và không đảm bảo số học sinh, Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ xem xét lại tiêu chí trường chuẩn quốc gia thay vì một bộ tiêu chuẩn "cứng" cho tất cả các tỉnh, thành trên cả nước.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong năm học 2011-2012, cả nước có thêm 600 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 10.999, tức gần 27% tổng số trường học hiện có. Trong đó, cấp tiểu học có tỷ lệ trường đạt chuẩn cao nhất trong số các cấp học với 38,9% (5.912 trường), tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là 18,9% (2.454 trường).

Trong khi số lượng các trường được công nhận đạt chuẩn vẫn còn khá hạn chế, thì nhiều trường chuẩn quốc gia lại đang phải đối mặt với tình trạng "rơi chuẩn", nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM. Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định rằng nguyên nhân chủ yếu là do không thể đạt được tiêu chí đảm bảo số học sinh và diện đất bình quân mà Bộ GD-ĐT quy định.

Tại Hà Nội, tổng số các trường đạt chuẩn lên tới 161 trường, chiếm tỷ lệ 17,8%. Trong đó, một số trường thuộc các quận nội thành như Ba Ðình, Hoàn Kiếm, Ðống Ða... đã "rơi chuẩn" từ nhiều năm nay, do khó kiềm chế được sĩ số tăng nhanh.

Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ xem xét lại tiêu chí trường chuẩn quốc gia cho sát thực tế.

Trường Tiểu học Kim Liên (quận Đống Đa) luôn có sĩ số trung bình mỗi lớp đều vượt quá 60 học sinh, trong đó có đến 50% là học sinh trái tuyến. Tương tự, trường Tiểu học Hoàng Diệu (quận Ba Đình), nhiều năm nay không giữ chuẩn được bởi số học sinh tăng nhanh rất khó kiểm soát, trung bình hơn 50 học sinh/lớp và nhà trường phải tăng cường dạy cả thứ bảy do hạn chế về số phòng học. 

Trước áp lực gia tăng trẻ em quá nhanh và nhiệm vụ phải bảo đảm các em đến tuổi đều được đến trường, nhiều trường tiểu học đã phải tận dụng tất cả các phòng để các cháu có chỗ học. Song, do không còn quỹ đất để cơi nới, xây dựng thêm phòng học nên tình trạng quá tải vẫn không thể giải quyết. Vừa qua, “cực chẳng đã”, một số quận, huyện đã phải xin giảm chỉ tiêu trường chuẩn quốc gia.

Trước vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết hiện Bộ đang tiến hành nghiên cứu điều chỉnh một số tiêu chí cho các trường chuẩn để phù hợp hơn với điều kiện thực tế dựa trên 2 hệ thống văn bản chính là Điều lệ trường học và Tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.

 Tuy nhiên việc điều chỉnh này sẽ không có nhiều thay đổi lớn, mà chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh sao cho hợp lý hơn, có chú ý tới tính chất vùng miền, điều kiện vật chất, hạ tầng của các thành phố lớn có quỹ đất eo hẹp. Chất lượng của những trường chuẩn này vẫn là ưu tiên hàng đầu và việc điều chỉnh này sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giảng dạy.

Thứ trưởng cũng khẳng định: “Không nên vì thiếu đất, hạ tầng, những khó khăn trước mắt mà hạ tiêu chí trường chuẩn xuống quá thấp và Bộ GD-ĐT không thể đảm bảo cho tất cả các trường đều đạt chuẩn quốc gia”.

5 tiêu chí trường chuẩn Quốc gia: Tổ chức nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; chất lượng giáo dục; cơ sở vật chất, thiết bị và công tác xã hội hoá giáo dục.

 

Nhã Anh

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.