Không chỉ ghép phổi, bệnh nhân 91 người Anh còn có thể phải thay thận

16:04 | 22/05/2020

304 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Bệnh nhân 91 (phi công người Anh) là một trong những bệnh nhân Covid-19 nặng nhất cho đến thời điểm này. Bên cạnh chỉ định phải ghép phổi, bệnh nhân này có khả năng phải thay cả thận.        
khong chi ghep phoi ma benh nhan 91 nguoi anh con co the phai thay thanChuẩn bị ghép phổi cho bệnh nhân số 91 người Anh
khong chi ghep phoi ma benh nhan 91 nguoi anh con co the phai thay thanNhững bệnh nhân Covid-19 nặng nhất bây giờ ra sao?
khong chi ghep phoi ma benh nhan 91 nguoi anh con co the phai thay thanHai bệnh nhân mắc Covid-19 phải thở máy

Theo Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đến ngày 22/5 đã là ngày thứ 47 bệnh nhân (BN91) phi công người Anh được sử dụng thiết bị thay thế tim phổi (ECMO). Theo hội đồng chuyên môn, BN91 không những phải ghép phổi, mà có thể thận cũng phải thay.

Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, mới đây đại diện một hệ thống phòng khám nước ngoài tại Hà Nội, đã liên lạc với Bộ Y tế đề nghị sẽ tài trợ để chuyển bệnh nhân về Anh. Tuy nhiên, do hiện nay tình trạng của bệnh nhân này phụ thuộc vào ECMO, không thể di chuyển xa, việc chuyển bệnh nhân về nước chỉ tính đến khi sức khỏe bệnh nhân đủ điều kiện.

Cũng theo ông Khuê, kết quả chụp chiếu gần nhất cho thấy phổi của phi công người Anh có tiến triển, hiện có khoảng 20-30% phổi hoạt động (trước chỉ 10%, còn lại bị đông đặc), có hy vọng phổi phục hồi thêm.

Được biết, hiện toàn bộ chi phí của BN91 đều do phía bệnh viện ứng ra, vì phía gia đình bệnh nhân chưa tìm thấy bảo hiểm sức khỏe.

khong chi ghep phoi ma benh nhan 91 nguoi anh con co the phai thay than
Không chỉ ghép phổi mà bệnh nhân người Anh còn có thể phải thay thận

Liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, hơn 1 tháng qua Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng, tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn vẫn còn. Người dân đã có tâm lý “coi như hết dịch”, thậm chí Ban Chỉ đạo phòng chống dịch ở một số địa phương đã xuất hiện tâm lý chủ quan.

Trong khi đó, diễn biến dịch bệnh ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới còn hết sức phức tạp, khó lường. Nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam là hiện hữu.

Thực tế, những ngày gần đây, Việt Nam đã ghi nhận nhiều ca bệnh từ nước ngoài về. Thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập có khả năng gia tăng, do chúng ta tổ chức đưa công dân từ vùng dịch về nước; các chuyên gia, người lao động kỹ thuật cao nước sang Việt Nam làm việc tại các dự án…

Trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, Ban Chỉ đạo thống nhất phải tiếp tục thực hiện tốt chiến lược ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, đường biên giới, cửa khẩu, đặc biệt là các đường mòn lối mở.

Ở trong nước phải thực hiện nghiêm công tác cách ly, tiếp tục tiến hành xét nghiệm sàng lọc đối với những nhóm đối tượng, khu vực có nguy cơ...

Trước nhu cầu nhập cảnh rất lớn đối tượng chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án của Việt Nam cũng như những nhà đầu tư vào tìm kiếm cơ hội, Ban Chỉ đạo đã bàn và thống nhất phải có hướng dẫn chi tiết theo quy trình khép kín từ xem xét cấp thị thực nhập cảnh cho đến việc chuẩn bị cơ sở cách ly và các điều kiện theo dõi sức khỏe sau khi cách ly đối với những đối tượng này.

Ngành công an có trách nhiệm về việc này vì là cơ quan có ý kiến quyết định đối với xét cấp thị thực nhập cảnh cũng như là đầu mối tổ chức các cơ sở cách ly ngoài các khu cách ly tập trung của quân đội.

Đáng chú ý, các chuyên gia đã nêu nguy cơ, rủi ro lây nhiễm từ thành viên tổ bay, phi hành đoàn của các hãng hàng không ở nước ngoài, vốn vẫn sinh hoạt bình thường, không phải cách ly trước khi thực hiện các chuyến bay đến Việt Nam.

Vì vậy, Ban Chỉ đạo đặc biệt lưu ý và yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, các địa phương phải siết chặt các quy định về cách ly phi hành đoàn, tổ bay các chuyến bay chở khách cũng như vận tải hàng hoá quốc tế đến Việt Nam.

Những phi hành đoàn này phải ở khách sạn riêng, không được ở chung những khách sạn có các đối tượng khách lưu trú khác để tránh nguy cơ, rủi ro lây nhiễm.

Trong tình hình mới, Ban Chỉ đạo giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan soạn thảo văn bản hướng dẫn cụ thể về cấp thị thực và cách ly đối với: người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam; công dân Việt Nam từ vùng có dịch về nước; các tổ bay, phi hành đoàn, thuỷ thủ đoàn và những người lái xe qua lại biên giới.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Hiện chúng ta vẫn chưa chiến thắng, mà mới kiểm soát tốt dịch bệnh. Cuộc chiến này còn rất dài, thậm chí giai đoạn này còn có phần khó hơn, bởi sau thời gian dài không xuất hiện ca bệnh trong cộng đồng, nên người dân có tâm lý buông lỏng. Vì vậy, chúng ta tuyệt đối không được có tâm lý xả hơi".

Nguyễn Anh

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc