Khởi nghiệp nông nghiệp xanh: Hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp
Phát triển nông nghiệp xanh
Việt Nam là một trong 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, trong đó tác động mạnh đến nông nghiệp - lĩnh vực quan trọng có tính dẫn dắt trong nền kinh tế.
Trước những ảnh hưởng tiêu cực đó, ngành nông nghiệp đã tiên phong trong việc ban hành chính sách nhằm thúc đẩy và thu hút doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư, đồng hành thực hiện kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu. Các doanh nghiệp thể hiện rất rõ vai trò của mình trong việc chủ động tìm kiếm công nghệ, thị trường phù hợp; thậm chí điều chỉnh những chương trình, kế hoạch canh tác, sản xuất kinh doanh để thích ứng một cách hiệu quả với chương trình hành động của cơ quan quản lý Nhà nước, góp phần thay đổi nông nghiệp Việt Nam, đưa sản phẩm nông sản chủ lực có bước nhảy vọt trong sản xuất, xuất khẩu.
Trong đó, kinh tế nông nghiệp xanh là một mô hình tăng trưởng mới với mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp Zero carbon. Dù tiêu chí đánh giá nông nghiệp xanh trên thế giới chưa đồng nhất, song về cơ bản cần bám vào yêu cầu của thị trường.
Đó là nền kinh tế nông nghiệp mà các quy trình sản xuất đều được minh bạch, cân bằng carbon, cân bằng sức lao động của người nông dân, cân bằng chi phí đầu vào và đầu ra trong quy trình sản xuất một tấn hàng hóa nông sản. Bên cạnh đó, nền kinh tế nông nghiệp xanh cần được bổ sung tiêu chí sự can thiệp của thị trường và công nghệ, chi phối quá trình lên kế hoạch sản xuất, thu hoạch và bảo quản.
Một mô hình nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ trong trồng rau |
Thúc đẩy phát triển bền vững cho doanh nghiệp nông nghiệp khởi nghiệp xanh
Khởi nghiệp với nông nghiệp xanh (nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thuận tự nhiên) đã được nhiều dự án lựa chọn nhằm cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Mô hình khởi nghiệp xanh có nhiều ưu điểm như hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng nguồn phân bón hữu cơ tự ủ từ các phụ phẩm nông nghiệp, tận dụng các ưu thế của địa phương nên đầu tư thấp hơn, tự cung tự cấp về giống nên chủ động về nguồn giống. Môi trường sản xuất vì vậy trong lành, thân thiện và đảm bảo sức khỏe tốt hơn cho người sản xuất.
Theo các chuyên gia, ngoài ý thức của người dân và thành viên trong sản xuất thì vẫn chưa có hành lang pháp lý cụ thể cho phát triển nông nghiệp xanh. Nếu không có hành lang pháp lý rõ ràng, việc sản xuất nông nghiệp xanh sẽ trở thành thách thức lớn cho hợp tác xã, các hợp tác xã không biết bám vào hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn hay quy chuẩn nào để thực hiện.
Khởi nghiệp nông nghiệp xanh hướng đến nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, phát triển công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải, ổn định kinh tế và giúp cho người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, bảo vệ các nguồn tài nguyên và hệ sinh thái nông nghiệp… đảm bảo nông nghiệp bền vững trên cả trụ cột kinh tế - xã hội và môi trường, góp phần vào sự phát triển kinh tế xanh.
Hiện khởi nghiệp xanh đang là một xu hướng tất yếu, có rất nhiều khó khăn và thách thức, bởi nó không chỉ đòi hỏi thời gian và nỗ lực, mà còn cần sự hiểu biết về các lĩnh vực xanh và ý thức về bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp nông nghiệp khởi nghiệp xanh luôn phải tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ có lợi ích môi trường một cách rõ ràng và hấp dẫn đối với khách hàng bằng việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ xanh với mức giá cạnh tranh so với các sản phẩm và dịch vụ truyền thống đang là một thách thức. Đó là những khó khăn về nguồn vốn, chính sách, về hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo nhân lực... Cùng với đó là thiếu rất nhiều hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm, trưng bày để các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có cơ hội kết nối, giao lưu học hỏi lẫn nhau, tạo ra một cộng đồng xanh lớn mạnh.
Để tạo động lực cho một doanh nghiệp nông nghiệp có thể mạnh dạn đầu tư cho khởi nghiệp xanh, rất cần sự hỗ trợ từ cơ quan, chính quyền cũng như những chính sách, cơ chế ưu đãi để thúc đẩy, tạo đòn bẩy phát triển. Trong đó, có việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tái chế rác thải, dịch vụ liên quan môi trường; giảm thuế thu nhập cá nhân cho người lao động tại các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực liên quan môi trường thay vì chỉ ưu đãi cho các vùng, địa phương khó khăn.
Ngoài ra, doanh nghiệp khởi nghiệp xanh cần được hỗ trợ về giá thuê đất để tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất; hỗ trợ kinh phí liên quan các thủ tục đăng ký bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, thử nghiệm sản phẩm nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên cho đất nước.
Mỗi doanh nghiệp có ý tưởng khởi nghiệp xanh cần có sự vận dụng sáng tạo và lấy nền tảng là khoa học công nghệ, công nghệ số… Sản xuất tuần hoàn không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào, mà tùy thuộc vào điều kiện, năng lực mỗi tổ chức, cá nhân. Muốn sản xuất tuần hoàn được điều quan trọng là tư duy thiết kế mô hình sản xuất theo điều kiện, nguồn lực của mình.
Theo Tổ chức Hợp tác & phát triển kinh tế (OECD), nông nghiệp xanh là mô hình phát triển tối đa nguồn nông nghiệp sạch, từ đó cho ra một mô hình nông nghiệp phát triển một cách bền vững, gắn liền với bảo vệ môi trường xanh, sạch. Mô hình này đem lại cho người nông dân năng suất, hiệu quả vượt trội, đồng thời giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân một cách tốt hơn. |
N.H
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ: Chuyển đổi kinh tế xanh là yêu cầu bắt buộc |
Cần thiết phải có một bộ tiêu chí xanh trong nền kinh tế |
Chuyển đổi xanh trong các ngành, nghề: Cơ hội và thách thức |
-
Canh tác nông nghiệp thuận lợi với ‘túi khôn’ 4.0
-
Nhà nông canh tác hiệu quả nhờ chuyển đổi số trong nông nghiệp
-
Thu hút đầu tư vào nông nghiệp xanh: Cần những cơ chế hỗ trợ đột phá
-
Cơ hội phát triển nông nghiệp bền vững từ ứng dụng công nghệ 5.0
-
Cần phải thay đổi tư duy trong phát triển nông nghiệp