Khám phá bản gốc những tờ báo đầu tiên của Việt Nam

10:45 | 16/06/2020

532 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hơn 20.000 tài liệu, hiện vật tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã mang đến một bức tranh khá toàn cảnh, khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của báo chí Việt Nam.    
kham pha ban goc nhung to bao dau tien cua bao chi viet namBảo tàng Báo chí Việt Nam tiếp nhận gần 400 hiện vật, tư liệu, hình ảnh báo chí
kham pha ban goc nhung to bao dau tien cua bao chi viet namCông bố Quyết định thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam
kham pha ban goc nhung to bao dau tien cua bao chi viet namSắp ra mắt Bảo tàng Báo chí Việt Nam
kham pha ban goc nhung to bao dau tien cua bao chi viet nam
Một phần không gian trưng bày của Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Xuất phát từ ý tưởng, tâm huyết gìn giữ, tôn vinh và phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó của các thế hệ người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam đã xây dựng Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Đề án bao gồm 3 dự án thành phần là: "Trưng bày Bảo tàng", "Sưu tầm hiện vật và tài liệu", "Tuyển dụng và đào tạo nhân sự bảo tàng".

Ngày 21/8/2014, Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở căn cứ đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ xác định là “bảo tàng chuyên ngành do Hội Nhà báo Việt Nam quản lý" và “bổ sung vào Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020”. Ngày 28/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 118/QĐ-TTg thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Lễ công bố quyết định và ra mắt Bảo tàng đã được tổ chức trọng thể ngày 16/8/2017.

Từ khi được thành lập đến nay, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua hơn 1.000 ngày để triển khai các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng các bộ sưu tập hiện vật, tài liệu về báo chí. Dự án "Sưu tầm tài liệu hiện vật hiện" đã và đang tiếp tục triển khai; đã sưu tầm trên 20.000 hiện vật, tài liệu được tập hợp và bảo quản tại kho cơ sở của bảo tàng. Trong số đó, đã có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam được nghiên cứu, lập hồ sơ, thẩm duyệt phục vụ trưng bày.

Nội dung trưng bày gồm 5 phần: Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865-1925; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1925-1945; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1945-1954; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1954-1975; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay.

Không gian trưng bày với các hiện vật phong phú, khái quát được bố trí trên diện tích gần 1.500m², khai thác triệt để trên các diện trưng bày khác nhau; thông qua các giải pháp công nghệ phát thanh - truyền hình - số hóa để phục vụ tối đa nhu cầu công chúng đến với bảo tàng.

Cùng với đó, tiệm cận với xu hướng xây dựng bảo tàng hiện đại, Bảo tàng Báo chí Việt Nam cũng triển khai theo hướng trưng bày ảo. Các hệ thống màn hình từ gian đầu tiên cho đến gian đương đại đều được tích hợp trong đó những thông tin, tư liệu, tác phẩm, hình ảnh liên quan đến đời sống báo chí, liên quan đến hoạt động báo chí, cống hiến của báo chí các thời kỳ.

Bên cạnh đó, bảo tàng còn có hệ thống màn hình sẽ công chiếu 26 bộ phim giới thiệu về lịch sử báo chí và các nhà báo tiêu biểu của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ tổ chức lễ khai trương Hệ thống trưng bày thường xuyên và chính thức đón khách tham quan từ ngày 19/6/2020.

kham pha ban goc nhung to bao dau tien cua bao chi viet nam
Bảo tàng đã sưu tầm được nhiều tài liệu quý, phiên bản gốc của nhiều tờ báo xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam, từ năm 1865 đến năm 1925. Giai đoạn này chủ yếu là báo chí phục vụ thực dân Pháp, bên cạnh đó cũng xuất hiện một số tờ báo có những khuynh hướng chính trị khác nhau của những nhóm nho học.
kham pha ban goc nhung to bao dau tien cua bao chi viet nam
Bản gốc tờ Gia Định Báo - tờ báo quốc ngữ đầu tiên tại Việt Nam, xuất bản vào năm 1865.
kham pha ban goc nhung to bao dau tien cua bao chi viet nam
Tờ Lục Tỉnh Tân Văn, xuất bản năm 1912.
kham pha ban goc nhung to bao dau tien cua bao chi viet nam
Tờ Tân Dân, xuất bản năm 1925.
kham pha ban goc nhung to bao dau tien cua bao chi viet nam
Những tờ báo xuất bản trong khoảng thời gian 1925-1945, đây là giai đoạn báo chí yêu nước hoạt động bí mật và công khai nhưng phát triển mạnh.
kham pha ban goc nhung to bao dau tien cua bao chi viet nam
Tờ báo Thanh Niên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập tại Quảng Châu, Trung Quốc. Số đầu tiên của tờ báo xuất bản vào ngày 21/6/1925.

Góc trưng bày phiên bản tờ báo Thanh Niên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập tại Quảng Châu, Trung Quốc. Số đầu tiên của tờ báo xuất bản vào ngày 21/6/1925. Đây là tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam, mở ra lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Ngày 5/2/1985, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ra Quyết định số 52-QĐ/TƯ lấy ngày ra số đầu tiên của báo Thanh Niên làm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925).

kham pha ban goc nhung to bao dau tien cua bao chi viet nam
Bản gốc của tờ Tri Tân, Thanh Nghị, Ngày nay
kham pha ban goc nhung to bao dau tien cua bao chi viet nam
kham pha ban goc nhung to bao dau tien cua bao chi viet nam
Một góc trưng bày các hiện vật của những người làm báo cách mạng trong chiến tranh.
kham pha ban goc nhung to bao dau tien cua bao chi viet nam
kham pha ban goc nhung to bao dau tien cua bao chi viet nam
Góc trưng bày buổi phát hình đầu tiên. Tại đây, công chúng sẽ được nhìn lại chiếc máy quay còn đơn sơ của giai đoạn đầu làm báo hình tại Việt Nam.

Phú Văn

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan