Iran nghiên cứu khả năng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu
![]() |
Thứ trưởng Dầu mỏ Iran Majid Chegeni |
"Iran đang nghiên cứu vấn đề này nhưng chúng tôi vẫn chưa đưa ra kết luận", Thứ trưởng Dầu mỏ Iran Majid Chegeni nói với hãng thông tấn Shana. Ông nói thêm: “Iran luôn tìm cách phát triển ngoại giao năng lượng và mở rộng thị trường”.
Các ngành công nghiệp năng lượng của Iran, quốc gia có một số trữ lượng khí đốt lớn nhất đã được kiểm chứng trên thế giới, đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ kể từ năm 2018, khi Washington rút khỏi Hiệp định Vienna năm 2015 giữa Tehran và các cường quốc về chương trình hạt nhân của nước này.
Cuộc chiến của Nga ở Ukraine từ ngày 24/2 đã khiến giá dầu và khí đốt tăng vọt, nhất là tại nhiều quốc gia châu Âu phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga. Tình hình leo thang vào tuần trước khi Kiev cho biết Nga đã ngừng cung cấp khí đốt cho một trung tâm trung chuyển quan trọng ở miền đông Ukraine.
Năm ngoái, EU đã nhận được khoảng 155 tỷ mét khối khí đốt của Nga, tương đương 45% lượng nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu của khối này . Ông Chegeni cũng xác nhận rằng Tehran và Baghdad đã ký một Biên bản ghi nhớ cách đây vài tuần, theo đó Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ tăng cường xuất khẩu khí đốt sang Iraq. “Xuất khẩu khí đốt của Iran đã tăng lên, và trong bản ghi nhớ này có quy định rằng khoản nợ 1,6 tỷ USD của Iraq đối với Iran sẽ được thanh toán vào cuối tháng 5”, ông Chegeni nói thêm.
Do đầu tư thấp trong hàng chục năm chiến tranh và các lệnh trừng phạt, Iraq phụ thuộc vào 1/3 nhu cầu khí đốt nhập khẩu từ nước láng giềng Iran phía đông. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với dầu và khí đốt của Iran đã khiến Iraq gặp khó khăn trong việc thanh toán tiền nhập khẩu nhiên liệu này.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít
-
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% trong kỳ điều hành ngày 3/7
-
Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm từ 0h ngày 1/7
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới giảm khi triển vọng nguồn cung tăng
-
OPEC+ sẽ linh hoạt quyết định sản lượng dầu trong tháng 8