Hãy suy ngẫm
Năng lượng Mới số 363
Thật buồn!
Một quốc gia đông dân vào hàng thứ 13 trên thế giới, nhưng lại có thành tích thể thao cực kỳ nghèo nàn, và nói trắng ra là thuộc hàng “đội sổ” trên thế giới.
Xin trích lời của ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao Việt Nam để bạn đọc suy ngẫm:
"Nhiều năm qua, chiến lược phát triển của thể thao Việt Nam là nằm trong TOP 3 ở SEA Games, nhưng lại nói một cách chung chung và không có hoạch định cụ thể cho ASIAD. Đã có thời, chúng ta thậm chí bỏ quên đấu trường châu lục mà chỉ tập trung cho những mục tiêu ở Đông Nam Á". Ông Nguyễn Hồng Minh lý giải về việc thể thao Việt Nam không đạt được chỉ tiêu giành 2 đến 3 huy chương vàng ở ASIAD vừa qua, trong cuộc phỏng vấn với VnExpress.
TTVN kết thúc ASIAD 17 ở vị trí thứ... 21
"Mỗi kỳ SEA Games lại thay đổi hàng chục môn thi đấu, dẫn đến việc một nền thể thao trọng thành tích như Việt Nam phải phát triển dàn trải, nhiều về số lượng chứ không thể đầu tư cho chất lượng cũng như các môn mũi nhọn để hướng ra giải châu lục. Kết quả đáng thất vọng ở ASIAD 16 và 17 cho thấy chúng ta đã thất bại trong việc dự đoán và hoàn thành mục tiêu huy chương đề ra".
"Quá trình hội nhập và phát triển đưa thể thao Việt Nam lên một tầm cao mới và nhanh chóng kể từ SEA Games đầu tiên chúng ta góp mặt năm 1989. Việt Nam đã đuổi kịp các đối thủ trong khu vực ở SEA Games". Ông Nguyễn Hồng Minh nhận xét tiếp: "Tuy nhiên, câu chuyện ở ASIAD lại rất khác. Các nước khác trong khu vực Đông Nam Á có căn cơ phát triển từ lâu, nhiều môn thể thao đã ở tầm châu lục, thế giới. Nhắc đến cầu lông, Indonesia và Malaysia đã ở tầm thế giới. Singapore, Thái Lan cũng rất mạnh các môn như điền kinh, boxing, bóng rổ, đua thuyền... Để có được một dàn vận động viên như vậy không thể một sớm một chiều mà phải qua nhiều năm và cần có sự đầu tư nghiêm túc từ đào tạo trẻ".
"Có ngộ nhận cho rằng, chúng ta đang bị khủng hoảng thiếu sau dàn vận động viên tài năng như Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng (điền kinh), Nguyễn Tiến Minh (cầu lông), Nguyễn Hoàng Ngân (karatedo). Tôi nghĩ ngược lại". Ông Minh nhấn mạnh: "Chia tay một số vận động viên tài năng nhưng chúng ta cũng có thêm nhiều nhân tố mới ở bơi lội, bắn súng, cử tạ, đua thuyền... Cần tiếp tục đầu tư chiều sâu cho các tài năng trẻ kể trên và tiếp tục chăm lo khâu đào tạo trẻ, từ 8 đến 10 năm nữa thể thao Việt Nam sẽ có dàn vận động viên đủ sức tranh huy chương vàng tầm ASIAD và Olympic".
Lời ông Minh đúng quá!
Chỉ có điều là chúng ta bấy lâu nay chỉ giỏi “rút kinh nghiệm”.
Nhưng than ôi, “lần này xin chừa, lần sau… cứ thế”.
Bi kịch của thể thao nước nhà là vậy!
Kim Triêu
-
Mùa giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô lần thứ XXI - 2022 Cúp Number 1 Active khẳng định sức hút
-
"Olympic vẫn là sân chơi quá sức với vận động viên Việt Nam"
-
"Thể thao Việt Nam quyết đạt thành tích cao ở Olympic và SEA Games"
-
Phạt nặng hành vi thiếu văn minh khi tham gia thể thao
-
Ông Dương Văn Hiền có đối thủ "nặng ký" tranh ghế Trưởng Ban trọng tài
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025