Góc khuất đằng sau những chiếc quần Jean hàng hiệu

14:54 | 08/03/2013

2,545 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Nơi sản xuất những nhãn quần Jean nổi tiếng như Gap và Levis lại là một trong những nước nghèo nhất châu Phi và cũng ít người biết đến. Đó là Lesotho, nơi đó có một cuộc sống khác với sự hào nhoáng, đẹp đẽ của những chiếc quần hàng hiệu kia.

Vương quốc Lesotho là một quốc gia nhỏ bé (diện tích 30,000 km2, dân số mỗi 2 triệu người) nằm lọt thỏn trong lòng Cộng hòa Nam phi rộng lớn. Tuy vậy, nó được ngăn cách với nam Phi bằng những dãy núi khổng lồ.

Vương quốc này được hai hãng thời trang lớn là Gap và Levis chọn làm nơi sản xuất những sản phẩm quần Jean của hãng. Những tưởng cuộc sống nơi đây sẽ được cải thiện và khấm khá lên thêm. Thế nhưng xét ở một khía cạnh nào đó, sự sống nơi đây đang bị phá hủy từng ngày.

Ngành công nghiệp may mặc đã biến Lesotho thành một đống chất thải. Chất thải rắn được đem bán giá rẻ hoặc bị đốt bỏ, chất thải lỏng chưa qua xử lý là thuốc nhuộm xanh bị đổ trực tiếp vào dòng sông Caledon. Nguồn nước uống, nước sinh hoạt và sự sống của dòng sông này đang bị phá hủy từng ngày.

Qua góc máy của nhiếp ảnh gia nổi tiếng với những bức ảnh về nhân quyền, Robin Hammond một lần nữa cho ta thấy góc khuất của ngành công nghiệp may mặc và của những món đồ hàng hiệu.

Robin Hammond kể lại: Trong hoàng hôn chạng vạng tối, những đứa trẻ chạy giữa những đống vải thừa đổ chất động. Trong mùi hôi nồng nặc và mức độ ô nhiễm cao, những đứa trẻ tranh nhau đống phế liệu, chọn lọc và nhanh tay cho vào túi của mình trước khi đống vải phế thải bị đem đốt.

Robin Hammond đã kể cho chúng ta câu chuyện đằng sau những món đồ hàng hiệu mà cụ thể ở đây là những chiếc quần Jean. 

Cậu bé Motselisi, 8 tuổi cũng tham gia nhặt vải phế liệu ở bãi rác.
Tại bãi rác ở Maseru, những đứa trẻ 3 tuổi đã tham gia vào công việc lượm rác. Chúng thu thập những mảnh vải thừa về cho gia đình đun nấu. Khói từ những ngọn lửa cháy âm ỉ ở bãi rác là nguyên nhân gây ra bệnh về đường hô hấp và bệnh về mắt.
Trẻ em hàng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều chất độc hại.
Vải thừa được dùng làm nguyên liệu đun nấu.
Nhà máy may Nien Hsing, một trong những nơi may gia công quần Jean hiệu Gap.
Nước thải từ nhà máy Nien Hsing, chủ yếu là thuốc nhuộm đặc biệt dành riêng cho quần jean.
Dòng sông đã chuyển qua màu xanh đặc trưng của quần jean. Thuốc nhuộm từ các nhà máy may gia công Gap và Levis đã phá hủy môi trường sống trên dòng sông. Và cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho cư dân sống hai bên dòng sông.
Nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra sông.
Mác quần nằm lẫn trong đống rác thải.
Vải phế liệu được chất đống và đốt tiêu hủy ngay tại đó.

An Bình

Báo nước ngoài