Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ:

“Giáo viên quyết định thành bại của chương trình giáo dục phổ thông mới”

23:00 | 09/01/2019

202 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chiều 9/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.  

Hội nghị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới được tổ chức trực tuyến trên 63 tỉnh thành, với sự tham dự của lãnh đạo UBND, sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, bàn về việc chuẩn bị điều kiện triển khai chương trình.

Chủ trì hội nghị, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã giới thiệu sơ qua định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Khẳng định xây dựng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một trong những nhiệm vụ lớn và quan trọng của ngành, Bộ trưởng so sánh, nếu những chương trình trước, việc đổi mới tiếp cận từ sách giáo khoa, các cấp học, sau đó mới khớp lại thì chương trình lần này được tiếp cận theo hướng quốc tế. Ban thực hiện sẽ xây dựng khung chương trình sau đó mới triển khai đến chi tiết. Yêu cầu của chương trình tương đối cao, đảm bảo hướng đến quốc tế và phù hợp địa phương.

bo truong phung xuan nhagiao vien quyet dinh thanh bai cua chuong trinh giao duc pho thong moi
Hội nghị trực tuyến của Bộ GD&ĐT

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định kết quả của triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới phụ thuộc việc triển khai thực tiễn, trong đó có đội ngũ nhà giáo, từ giáo viên, hiệu trưởng đến nhà quản lý.

“Thành bại của chương trình giáo dục phổ thông mới dựa vào đội ngũ nhà giáo, từ thừa thiếu ra sao, đào tạo thế nào. Đây cũng là một trong những trọng tâm của ngành trong năm 2019”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nêu vấn đề quan trọng thứ hai là cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục. Việc này cần có sự tham mưu của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư. Việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới thành công hay không phụ thuộc sự kết hợp nhịp nhàng của các bên liên quan, cùng mục đích sớm đổi mới nâng cao chất lượng phổ thông.

Tại hội nghị, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cũng thông tin cơ bản về tình hình triển khai.

Ông Minh cho biết, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học đã đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo. Cụ thể, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đối với mầm non đạt 96,6%; tiểu học đạt 99,7%; trung học cơ sở đạt 99,0%; trung học phổ thông đạt 99,6%. Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên có lòng yêu nghề, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có ý chí vươn lên, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

bo truong phung xuan nhagiao vien quyet dinh thanh bai cua chuong trinh giao duc pho thong moi
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Tuy nhiên, theo báo cáo của các Sở GS&ĐT khó khăn hiện nay là vấn đề thiếu giáo viên.

So với nhu cầu sử dụng theo định mức quy định, số giáo viên còn thiếu sau khi đã được giao thêm biên chế để tuyển dụng gần 76.000 người. Riêng bậc trung học cơ sở, hiện nay có tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các môn học ở một số cơ sở giáo dục, giữa các địa phương trong một tỉnh, giữa các thành phố nhưng không điều tiết được.

Do vậy, đến thời điểm hiện tại toàn quốc thiếu hơn 10.000 giáo viên trung học cơ sở. Tuy nhiên, ở một số môn học vẫn thừa 12.000 giáo viên ở bậc học này môn khác.

Trước tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, ông Hoàng Đức Minh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT thống nhất đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành rà soát vấn đề biên chế, hợp đồng lao động đối với giáo viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Hiện kết quả rà soát đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để giải quyết những khó khăn, bất cập của các địa phương nhằm bảo đảm không để xảy ra tình trạng có trường, lớp, học sinh mà không có giáo viên giảng dạy.

Về chương trình giáo dục phổ thông mới, trong buổi công bố chương trình vào ngày 27/12/2018, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên cho hay thay vì hướng học sinh học được gì thì chương trình mới hướng tới sau khi học xong, học sinh sẽ làm được gì?

Theo đó, chương trình hiện hành được xây dựng theo định hướng nội dung nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn.

Theo mô hình này, kiến thức vừa là “chất liệu”, “đầu vào” vừa là “kết quả”, “đầu ra” của quá trình giáo dục. Vì vậy, học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống hạn chế.

Với chương trình mới, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả, sáng tạo kiến thức đã học.

GS Nguyễn Minh Thuyết cho hay để thực hiện giảm tải của chương trình giáo dục phổ thông mới cần giải quyết câu chuyện khắc phục dạy, học thêm, giảm áp lực học tập từ chính cha mẹ để học sinh bớt căng thẳng hơn.

bo truong phung xuan nhagiao vien quyet dinh thanh bai cua chuong trinh giao duc pho thong moi

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng từ năm 2020

Ngày 27/12, Bộ GD&ĐT công bố chương trình giáo dục phổ thông mới, với nhiều thay đổi so với hiện tại.

bo truong phung xuan nhagiao vien quyet dinh thanh bai cua chuong trinh giao duc pho thong moi

Thực hiện chương trình GDPT mới là bỏ cách dạy “thầy đọc, trò chép”

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới là tạo một bước ngoặt trong giáo dục: đi từ nền giáo dục nặng nhồi nhét kiến thức, thầy đọc trò chép, chuyển sang phát triển phẩm chất và năng lực, chú trọng dạy người và kỹ năng sống của học sinh.

Huyền Anh

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.