Gia nhập TPP, Việt Nam không thể phát triển theo kiểu "dàn hàng ngang"

11:09 | 25/10/2015

1,038 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) cho rằng sau khi gia nhập TPP, Việt Nam chắc chắn không thể phát triển mọi thứ mà buộc phải lựa chọn lĩnh vực thế mạnh. “Đến lúc phải đánh đổi, không phát triển hàng ngang được nữa đâu. Phải chọn thế mạnh của mình và theo tôi là có 5 lựa chọn”.
gia nhap tpp viet nam khong the phat trien theo kieu dan hang ngang
Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường - Tổng giám đốc Transerco

Thảo luận về dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng sáng nay 23/10, đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) cho rằng sau khi gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam chắc chắn không thể phát triển mọi thứ mà buộc phải lựa chọn lĩnh vực thế mạnh.

“Đến lúc phải đánh đổi, không phát triển hàng ngang được nữa đâu. Phải chọn thế mạnh của mình và theo tôi là có 5 lựa chọn. Đó là nông nghiệp kỹ thuật cao; công nghệ thông tin; phát triển logistics, phát triển du lịch có trọng điểm; tạo chính sách để doanh nghiệp tham gia sản xuất chuỗi giá trị ” - ông Lịch đánh giá.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Quốc Bình cho rằng các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế của ta hiện nay về quy mô, tiềm lực còn hạn chế mà nếu không liên kết ta sẽ thua ngay trên sân nhà. Chính vì thế các chủ trương, đường lối về kinh tế, nghị quyết cần làm rõ và có tư tưởng chỉ đạo vào từng lĩnh vực chủ lực để phát huy tiềm năng của đất nước. “Việc xây dựng tư tưởng chủ đạo cho việc phát triển kinh tế chủ lực, tạo ra sản phẩm chủ lực thế nào nên nói rõ trong đường lối của Đảng”- ông Bình nói.

Tuy nhiên đến nay phương hướng chủ đạo cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như nền kinh tế tri thức như thế nào cũng chưa thấy trong dự thảo. “Để có môi trường bình đẳng ta phải chống độc quyền chứ không phải là kiểm soát độc quyền vì kiểm soát nghĩa là ta vẫn thừa nhận độc quyền cho doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế nhà nước sẽ giảm đến mức tối đa, chỉ giữ một vài doanh nghiệp nhà nước giao mà tư nhân chưa làm được nhưng ở đây ta lại chủ trương liên kết xây dựng những tập đoàn kinh tế lớn, có sự tham gia góp vốn của tư nhân và doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp nửa nhà nước, nửa tư nhân thì hoàn toàn sai với định hướng này. Thu hút tư nhân vào như thế là lại để bành trướng trên thị trường, lại rải vốn của nhà nước khắp nơi thế thì không còn hiệu quả”- ông Bình nhấn mạnh.

Dẫn ra thực tế nền kinh tế đang dựa vào 3 yếu tố cơ bản là vốn, lao động và tài nguyên, đại biểu Nguyễn Phi Thường - Tổng giám đốc Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) phân tích: “Vốn của ta hiện đang rất khó khăn, bội chi ngân sách là nợ công đã đến ngưỡng. Lao động thì năng suất đang thấp gần nhất khu vực và thế giới. Tài nguyên thì ta khai thác rất mạnh suốt thời gian qua nên cơ sở để tiếp tục phát triển cho thời gian tới rất khó khăn”.

Từ đó ông Thường nhấn mạnh nhiệm kỳ tới cần phải thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu, chuyển từ lượng sang chất. “Việc này liên quan đến thay đổi tư duy, cách điều hành nền kinh tế, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ, sử dụng nhân lực chất lượng cao. Cách mạng kinh tế và dịch vụ của Singapore những năm 1965, cách mạng khoa học công nghệ của Nhật Bản những năm 1950 đã đưa lại thành công cho các quốc gia này”- ông Thường nói.

Vừa qua Chính phủ có một số động thái là thoái vốn ở 10 doanh nghiệp nhà nước lớn, trong đó có Vinamilk - đơn vị sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Sau thoái vốn thì cổ phiếu của doanh nghiệp này tăng liên tiếp 3-4 phiên chứng tỏ sự kỳ vọng vào hoạt động điều hành của nhà nước, thể hiện việc phát triển kinh tế tư nhân, lấy kinh tế tư nhân làm động lực phát triển kinh tế, doanh nghiệp nhà nước chỉ để thực hiện những nhiệm vụ nhà nước giao.

Ông Thường cho rằng sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước không phải chỉ là kém kiểm soát, điều hành mà là do bản chất mô hình doanh nghiệp nhà nước rất khó phát huy hoạt động, vậy nên nhà nước chỉ tham gia vào việc làm kinh tế khi lĩnh vực tư nhân không làm.

“Trong hay ngoài nhà nước làm giàu, làm lợi cho nhà nước đều phải được trân trọng như nhau”- ông Thường nói.

Dân Trí

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,800 84,000
AVPL/SJC HCM 81,800 84,000
AVPL/SJC ĐN 81,800 84,000
Nguyên liệu 9999 - HN 73,250 74,200
Nguyên liệu 999 - HN 73,150 74,100
AVPL/SJC Cần Thơ 81,800 84,000
Cập nhật: 26/04/2024 04:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 82.000 84.300
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 26/04/2024 04:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,305 7,510
Trang sức 99.9 7,295 7,500
NL 99.99 7,300
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,280
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,370 7,540
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,370 7,540
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,370 7,540
Miếng SJC Thái Bình 8,230 8,430
Miếng SJC Nghệ An 8,230 8,430
Miếng SJC Hà Nội 8,230 8,430
Cập nhật: 26/04/2024 04:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,000 84,300
SJC 5c 82,000 84,320
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,000 84,330
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,100 74,800
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,100 74,900
Nữ Trang 99.99% 72,900 74,000
Nữ Trang 99% 71,267 73,267
Nữ Trang 68% 47,975 50,475
Nữ Trang 41.7% 28,511 31,011
Cập nhật: 26/04/2024 04:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,132.31 16,295.26 16,818.06
CAD 18,084.86 18,267.53 18,853.61
CHF 27,078.76 27,352.28 28,229.82
CNY 3,428.68 3,463.32 3,574.97
DKK - 3,581.24 3,718.38
EUR 26,509.78 26,777.56 27,963.40
GBP 30,937.15 31,249.64 32,252.22
HKD 3,157.93 3,189.82 3,292.16
INR - 303.56 315.69
JPY 158.10 159.69 167.33
KRW 15.97 17.75 19.36
KWD - 82,247.73 85,536.02
MYR - 5,254.14 5,368.74
NOK - 2,269.41 2,365.76
RUB - 261.89 289.91
SAR - 6,745.43 7,015.11
SEK - 2,290.51 2,387.76
SGD 18,188.62 18,372.35 18,961.78
THB 605.39 672.66 698.42
USD 25,137.00 25,167.00 25,477.00
Cập nhật: 26/04/2024 04:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,208 16,228 16,828
CAD 18,256 18,266 18,966
CHF 27,268 27,288 28,238
CNY - 3,431 3,571
DKK - 3,557 3,727
EUR #26,339 26,549 27,839
GBP 31,157 31,167 32,337
HKD 3,108 3,118 3,313
JPY 158.67 158.82 168.37
KRW 16.27 16.47 20.27
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,233 2,353
NZD 14,822 14,832 15,412
SEK - 2,254 2,389
SGD 18,091 18,101 18,901
THB 631.31 671.31 699.31
USD #25,070 25,070 25,477
Cập nhật: 26/04/2024 04:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,155.00 25,475.00
EUR 26,606.00 26,713.00 27,894.00
GBP 30,936.00 31,123.00 32,079.00
HKD 3,170.00 3,183.00 3,285.00
CHF 27,180.00 27,289.00 28,124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16,185.00 16,250.30 16,742.00
SGD 18,268.00 18,341.00 18,877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18,163.00 18,236.00 18,767.00
NZD 14,805.00 15,299.00
KRW 17.62 19.25
Cập nhật: 26/04/2024 04:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25155 25155 25477
AUD 16349 16399 16909
CAD 18342 18392 18848
CHF 27509 27559 28112
CNY 0 3463.6 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26943 26993 27703
GBP 31492 31542 32200
HKD 0 3140 0
JPY 160.89 161.39 165.9
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0381 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14917 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18446 18496 19057
THB 0 644.5 0
TWD 0 779 0
XAU 8250000 8250000 8420000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 26/04/2024 04:00