Gần 2.000 tỷ đồng dư nợ bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi
Thống đốc Lê Minh Hưng cho hay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành lúa gạo, ngành chăn nuôi lợn và tháo gỡ khó khăn cho người trồng tiêu.
Đến cuối tháng 8/2019, dư nợ cho vay ngành chăn nuôi lợn đạt khoảng 57.575 tỷ đồng (chăn nuôi lợn 38.840 tỷ đồng, thức ăn chăn nuôi 16.670 tỷ đồng, thuốc thú y 1.065 tỷ đồng). Dư nợ bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi khoảng 1.979 tỷ đồng.
Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại lớn |
Các TCTD đã hỗ trợ người chăn nuôi lợn bị thiệt hại tại các tỉnh/thành phố đang có dịch số tiền 816 tỷ đồng thông qua các biện pháp: cơ cấu lại thời hạn trả nợ 424 tỷ đồng; miễn, giảm lãi vay 143 tỷ đồng; cho vay mới phục hồi sản xuất kinh doanh 226 tỷ đồng, biện pháp khác (ưu tiên thu gốc trước, lãi sau…) 23 tỷ đồng.
Dư nợ tín dụng đối với ngành hồ tiêu là 17.967 tỷ đồng (Dư nợ trồng, chăm sóc hồ tiêu chiếm 77%, dư nợ thu mua, chế biến, tiêu thụ hồ tiêu chiếm 23%), giảm 12,5% so với đầu năm (Dư nợ ngành tiêu đến cuối năm 2017 là 17.019 tỷ đồng, cuối năm 2018 là 20.540 tỷ đồng, tăng 20,6% so với cuối năm 2017), trong đó dư nợ tập trung tại Tây Nguyên là 12.083 tỷ đồng chiếm 67,2% tổng dư nợ ngành hồ tiêu trên toàn quốc.
Dư nợ thiệt hại do hồ tiêu chết tại khu vực Tây Nguyên là 2.740 tỷ đồng chiếm 22,6% tổng dư nợ cho vay hồ tiêu tại khu vực Tây Nguyên.
Thực hiện chỉ đạo của NHNN, đến nay, các TCTD đã xem xét, áp dụng các biện pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn trồng tiêu tại khu vực Tây Nguyên là 1.679 tỷ đồng thông qua các biện pháp như: cơ cấu lại nợ 398,5 tỷ đồng, điều chỉnh giảm lãi suất 248,5 tỷ đồng, cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh 1.032 tỷ đồng; khoanh nợ khoản vay tại NHCSXH đạt 122 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Thống đốc Lê Minh Hưng cho hay, NHNN đã ban hành Quyết định 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 chỉ đạo các NHTM triển khai chương trình cho vay khuyến khích nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch với lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5%-1,5% so với lãi suất cho vay thông thường của ngân hàng. Đến nay, doanh số cho vay lũy kế theo chương trình đạt hơn 52.000 tỷ đồng, dư nợ đạt khoảng 38.000 tỷ đồng với hơn 17.000 khách hàng còn dư nợ.
Ngoài ra, để đẩy mạnh cho vay lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/18 trong đó bổ sung thêm đối tượng được vay vốn, cho phép mở rộng cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa lên đến 70% giá trị dự án, phương án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đối với các doanh nghiệp có dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nhưng không thuộc khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao, chưa được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao,...
M.L
Vì dịch tả lợn châu Phi, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu giảm |
Đã tiêu hủy 5,6 triệu con lợn do dịch tả châu Phi |
Vượt qua thiên tai dịch bệnh, ngành nông nghiệp duy trì tăng trưởng khá |
-
Tin tức kinh tế ngày 14/6: Giá hồ tiêu tăng “phi mã”
-
5 tháng đầu năm, dư nợ tín dụng tăng thêm gần 327.000 tỷ đồng
-
Phát sinh dư nợ tín dụng xanh gần 637 nghìn tỷ đồng
-
Tin tức kinh tế ngày 30/4: Dư nợ tín dụng bất động sản đạt 1,1 triệu tỷ đồng
-
Tin tức kinh tế ngày 14/4: Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu giảm gần 5%
-
Quý III/2024: GDP tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước
-
Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
-
Giá vàng trong tuần (30/9-6/10): Kết thúc tuần đi ngang
-
Giá vàng hôm nay (5/10): Thị trường thế giới quay đầu giảm
-
98.500 đồng bảo hiểm cho cả ngôi nhà và gia đình, tại sao không?