G7 “tạm thời” nới lỏng đầu tư vào khí đốt

09:52 | 22/05/2023

183 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong một tuyên bố hôm 21/5, Nhóm các nước có nền công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) đã giới thiệu lại chương trình hỗ trợ cho các khoản đầu tư khí đốt. Họ gọi đây là biện pháp “tạm thời” để giảm lệ thuộc vào năng lượng của Nga. Động thái này đã làm phe ủng hộ khí hậu lo sợ về nguy cơ xem nhẹ các mục tiêu khí hậu.
G7 “tạm thời” nới lỏng đầu tư vào khí đốt

Trong cuộc họp tháng 4 giữa các bộ trưởng khí hậu của G7, các bên đã nhất trí - bất chấp sự bất đồng chính kiến giữa Nhật Bản và các quốc gia châu Âu, rằng các khoản đầu tư vào khí đốt là điều “thích hợp để giúp giải quyết nguy cơ thiếu hụt” trong bối cảnh diễn ra chiến tranh Nga - Ukraine và tình trạng gián đoạn nguồn cung năng lượng.

Các nguồn tin cho biết, G7 đã đi theo đề xuất của Đức: Tiếp tục đầu tư trở lại vào khí đốt, vì tính cấp thiết trong việc “nhanh chóng ngưng lệ thuộc vào năng lượng của Nga”.

“Chúng tôi nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc tăng cường nguồn cung LNG và nhận ra rằng, các khoản đầu tư vào lĩnh vực này là điều phù hợp để đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay, cũng như để tránh xảy ra tình trạng thiếu hụt khí đốt trên thị trường” - trích dẫn tuyên bố của G7.

Tài liệu cũng nêu ra, loại bỏ dần nhu cầu sử dụng khí đốt của Nga thông qua biện pháp “tiết kiệm năng lượng và giảm nhu cầu khí đốt” là hành động phù hợp với các mục tiêu khí hậu của Thỏa thuận Paris và sẽ thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo. Theo tài liệu này, năng lượng sạch là một giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng.

Bà Tracy Carty - chuyên gia về chính sách khí hậu toàn cầu tại Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace), cho biết: “Trước nhu cầu cấp thiết về việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, các nhà lãnh đạo lại thể hiện sự ủng hộ đối với các loại khí có nguồn gốc hóa thạch”.

Giới quan chức của chính phủ Đức đã bác bỏ lời chỉ trích đó. Họ cho rằng, cần phải đầu tư để tránh xa khí đốt của Nga và tìm một nguồn thay thế.

“Trường hợp đặc biệt”

Một đại diện từ Berlin cho biết: “Chúng tôi cũng cần các nhà máy điện khí mới, nhưng các nhà máy cũng sẽ tương thích với nhiên liệu hydrogen xanh về sau. Vì vậy, đây là khoản đầu tư cho một tương lai sạch”.

Nhật Bản xem LNG là nhiên liệu chuyển tiếp sang nền kinh tế xanh hơn. Trong khi đó, nước Đức từng là một khách hàng khí đốt lớn của Moscow. Họ đã phải tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng khí đốt trong bối cảnh chiến tranh Nga - Ukraine.

Tuyên bố hôm 20/5 viết: “Trong những trường hợp đặc biệt nhằm đẩy nhanh việc loại bỏ dần sự lệ thuộc của chúng ta vào năng lượng Nga, những khoản đầu tư vào lĩnh vực khí đốt - có sự hỗ trợ của chính phủ, có thể chỉ là một phản ứng tạm thời”.

Tài liệu không định nghĩa của thuật ngữ “tạm thời”. Nội dung cho biết thêm, những khoản đầu tư này phải có đặc tính phù hợp với những mục tiêu về khí hậu và với quá trình phát triển sản xuất hydrogen tái tạo được và ít carbon hơn.

G7 cam kết đạt sẽ được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và hạn chế nhiệt độ toàn cầu không tăng quá mức 1,5°C.

Đại diện chính phủ Đức cho biết: “Chúng tôi đang bám sát những mục tiêu của mình cho năm 2030 và 2045. Vì vậy, hiện nay, chúng ta đốt nhiều than hoặc khí đốt hơn và chúng ta sẽ tạo ra ít khí CO2 hơn trong những năm tới”.

Ông Max Lawson - một thành viên của nhóm chiến dịch Oxfam, khẳng định G7 đã tạo ra “kẽ hở” để tiếp tục đầu tư khí đốt tự nhiên, bằng cách sử dụng cuộc xung đột quân sự của Nga với Ukraine “làm một cái cớ”.

“Họ cố gắng đổ lỗi cho người khác, còn bản thân họ còn lâu mới chịu thực hiện đóng góp công bằng và cần thiết” - trích dẫn lời tuyên bố của ông.

EU và G7 sẽ cấm Nga tái khởi động các đường ống dẫn khí đốt sang châu ÂuEU và G7 sẽ cấm Nga tái khởi động các đường ống dẫn khí đốt sang châu Âu
Nhiều quốc gia kêu gọi G7 loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạchNhiều quốc gia kêu gọi G7 loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch
Nga phá vỡ các lệnh trừng phạt dầu mỏ của G7Nga phá vỡ các lệnh trừng phạt dầu mỏ của G7

Ngọc Duyên

AFP