EU chi "khủng" 221 tỷ USD quyết thoát phụ thuộc năng lượng Nga
![]() |
Châu Âu phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng Nga trong nhiều năm qua (Ảnh minh họa: AFP). |
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 18/5 công bố kế hoạch mang tên "REPowerEU" trị giá 221 tỷ USD, với tham vọng đặt ra là thoát phụ thuộc năng lượng Nga trong tương lai.
EC đặt ra tham vọng rằng, EU sẽ cắt tiêu thụ 66% khí đốt Nga vào cuối năm nay và hoàn toàn độc lập với nguồn cung của Moscow trước năm 2027. Các biện pháp mà EU đưa ra là tiết kiệm năng lượng, tìm nguồn cung thay thế và đẩy nhanh tiến độ hướng tới năng lượng tái tạo.
"Chúng tôi tham vọng sẽ trở nên độc lập với nhiên liệu hóa thạch Nga càng nhanh càng tốt", Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tuyên bố.
Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine gần 3 tháng trước, EU đã nỗ lực giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga. Liên minh này đã đồng thuận sẽ cấm than của Nga vào tháng 8, và đã cắt giảm nhập khẩu khí đốt Nga từ 40% năm ngoái xuống 26% trong năm nay.
Kế hoạch mới sẽ thúc đẩy nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ và Canada, đồng thời gia tăng dòng chảy của đường ống dẫn khí đốt từ Na Uy.
Ủy ban châu Âu cũng đã thiết lập một nền tảng để cho phép các quốc gia cùng mua năng lượng, với mục đích giúp giảm giá bán.
Bà Von der Leyen nói về chương trình mua sắm chung: "Khi châu Âu cùng hành động, liên minh sẽ có ảnh hưởng lớn hơn. Bằng cách này, chúng tôi có thể đảm bảo nhập khẩu năng lượng chúng tôi cần mà không có sự cạnh tranh giữa các quốc gia thành viên".
Kế hoạch cũng nhấn mạnh việc tiết kiệm năng lượng là "cách nhanh nhất và rẻ nhất" để giải quyết khủng hoảng. Châu Âu sẽ khuyến khích người dân và doanh nghiệp hạn chế sử dụng năng lượng - chẳng hạn như tắt đèn và sử dụng ít điều hòa hơn - và tin rằng những bước đi này có thể làm giảm 5% nhu cầu về dầu và khí đốt của họ trong ngắn hạn.
Trong dài hạn, Liên minh châu Âu sẽ nâng mục tiêu có ít nhất 40% năng lượng từ các nguồn tái tạo lên 45%. Khối có kế hoạch cắt giảm đáng kể thời gian xin giấy phép cho các dự án năng lượng tái tạo mới.
Theo Dân trí
-
ASCOPE tham dự Hội nghị Quan chức cấp cao Năng lượng ASEAN lần thứ 40
-
Chuyển động Năng lượng bền vững tuần qua (27/6 - 3/7): Kế hoạch chung chống biến đổi khí hậu là vấn đề cấp thiết
-
Nhiên liệu hóa thạch vượt qua năng lượng tái tạo trở thành nguồn điện hàng đầu của EU
-
Đức lên kế hoạch tránh rủi ro về giá khí đốt
-
Nga siết chặt kiểm soát dự án dầu khí Sakhalin-2 như một đòn “ăn miếng trả miếng” về kinh tế
-
Giá khí đốt tại châu Âu vượt ngưỡng 1.600 USD/1.000 m3
- 6 tháng đầu năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,48%
- Thuế môi trường đối với xăng dầu sẽ giảm kịch khung?
- Chuyên gia Kpler: Giá dầu nên ở mức ba chữ số
- Tin Thị trường: Giá trần dầu mỏ Nga có thể giảm 50% so với hiện tại
- Bản tin Dầu khí 4/7: California cần năng lượng hóa thạch để tránh mất điện
- Dự báo giá dầu: Brent 140 USD/thùng trong tháng 7
- Thành lập Ban Chỉ đạo về triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
- Trình UBTVQH Nghị quyết giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn
- Giá xăng dầu hôm nay 4/7: Dầu thô giảm nhẹ
- Giá vàng hôm nay (ngày 4/7) bật tăng mạnh
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á
- JPMorgan: Giá dầu có thể vọt lên 380 USD/thùng nếu Nga giảm sâu sản lượng
-
6 tháng đầu năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,48%
-
Thuế môi trường đối với xăng dầu sẽ giảm kịch khung?
-
Chuyên gia Kpler: Giá dầu nên ở mức ba chữ số
-
Tin Thị trường: Giá trần dầu mỏ Nga có thể giảm 50% so với hiện tại
-
Bản tin Dầu khí 4/7: California cần năng lượng hóa thạch để tránh mất điện