Diễn đàn hợp tác Việt Nam - EU 2024: “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững”
EVFTA góp phần củng cố vị thế của Việt Nam tại châu Âu |
Chương trình có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Công Thương, đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam, lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam), đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Công Thương, các chuyên gia, doanh nghiệp, đại diện địa phương…cùng tương tác, trao đổi thiết thực giữa cơ quan chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp hai bên trong đối thoại chính sách, cập nhật thông tin thị trường, hỗ trợ kết nối kinh doanh, đầu tư.
Chương trình sẽ cung cấp góc nhìn đa chiều từ các chuyên gia về triển vọng thị trường, khả năng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng với các đối tác EU, và cách ứng phó với các hàng rào phi thuế quan, phòng vệ thương mại, cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp thích ứng với các quy định, chính sách mới; đồng thời gợi mở những hướng đi hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, phù hợp với xu thế hiện nay như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng.
Tại chương trình, các đại biểu sẽ cùng nhau trao đổi, chia sẻ về: Triển vọng và những ưu tiên trong hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - EU hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; Cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam dưới góc nhìn của doanh nghiệp châu Âu và kỳ vọng từ thị trường; những Chính sách, định hướng về sản xuất bền vững và giảm phát thải của Việt Nam, khả năng hợp tác với EU và khuyến nghị doanh nghiệp; Những định hướng và ưu tiên thu hút đầu tư từ các đối tác EU trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng sẽ trao đổi, thảo luận về “Ứng phó với thách thức từ các hàng rào phi thuế quan và xu hướng bảo hộ thương mại; chia sẻ một số vụ việc điển hình và cảnh báo doanh nghiệp”; “Cập nhật những điều chỉnh chính sách đáng lưu ý, lộ trình triển khai các quy định, tiêu chuẩn mới của EU về khí hậu/môi trường, phát triển bền vững như Cơ chế điều chỉnh carbon biên giới (CBAM), Quy định về chuỗi cung ứng chống phá rừng (EUDR), Chỉ thị thẩm định chuỗi cung ứng (CS3D), Quy định về thiết kế sinh thái (ESPR)… và nhận định tác động đến trao đổi thương mại, đầu tư”.
Về “Chính sách phòng vệ thương mại của EU, thực tiễn và việc triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phòng ngừa và ứng phó”; “Đánh giá mức độ sẵn sàng và khả năng thích ứng của doanh nghiệp, cũng như hướng dẫn, khuyến nghị cần thiết để tuân thủ các yêu cầu mới”; “Thực hành giảm phát thải, thực hiện trách nhiệm môi trường, xã hội trong hoạch định chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh và câu chuyện thành công”; về “Cơ hội thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ nâng cao năng lực từ các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và bền vững, bao gồm cả vấn đề chuyển đổi năng lượng, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo”...
EVFTA là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giúp cho việc kết nối Việt Nam với nền kinh tế của 27 nước thành viên của EU. Năm 2023, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên EU đạt 72,3 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt 34,3 tỷ USD. Nhiều mặt hàng quan trọng của Việt Nam xuất khẩu sang EU tiếp tục tăng, như thủy sản tăng 29,5%, rau quả tăng 34,2%, giày dép tăng 49,7%, dệt may tăng 43,4%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 85,2%... Các thị trường xuất khẩu chính là Hà Lan, Đức, Italia, Bi, Pháp… |
N.H
Việt Nam - EU chung tay vì một môi trường sạch |
Chính thức đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU |
Để xuất khẩu rau quả vào EU, doanh nghiệp Việt Nam phải bảo đảm an toàn thực phẩm |
-
Giá vàng hôm nay (9/12): Thị trường thế giới tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Nghiên cứu sửa đổi thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
-
Đề xuất sàn thương mại điện tử phải kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
-
Giá vàng hôm nay (7/12): Thị trường thế giới tiếp tục lao dốc
-
Giá vàng hôm nay (6/12): Thị trường thế giới tiếp tục giảm mạnh