ĐH Hoa Sen: Khi nhà giáo đi 'thâu tóm quyền lực'

14:39 | 31/03/2016

10,743 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Mặc dù không được phê duyệt nhưng ĐH Hoa Sen vẫn cố khoác áo “phi lợi nhuận”, thực chất đây là chiêu bài từng bước thâu tóm quyền lực của bà hiệu trưởng Bùi Trân Phượng.
dh hoa sen khi nha giao di thau tom quyen luc ĐH Hoa Sen - 'giáo dục phi lợi nhuận' chỉ là... chiêu bài
dh hoa sen khi nha giao di thau tom quyen luc Nghĩ về lòng tự trọng trong nghề giáo thời nay

Như đã nói, bối cảnh của xuất hiện việc kêu gọi giáo dục “phi lợi nhuận” của ĐH Hoa Sen được đưa ra là sau khi liên tiếp những sai phạm của BGH trường bị phát giác.

Theo yêu cầu của các cổ đông nắm giữ 30% cổ phần, các báo cáo tài chính và thuế của ĐH Hoa Sen do Hiệu trưởng Bùi Trân Phượng ký trong các năm qua đều thể hiện nhiều khuất tất cầu phải làm rõ.

Như việc tự ý thay đổi nhà cung cấp, nhà phân phối vật tư trong dự án xây dựng tòa nhà của trường, không tuân theo quy trình hiện hành.

Hay việc bị phát giác  che giấu 119 tỷ đồng lợi nhuận từ năm 2010 cho đến 2013, việc chuyển doanh thu hơn 16 tỷ đồng từ ĐH Hoa Sen sang công ty TNHH Nhà hành khách sạn và du lịch Vĩnh An do bà Phượng làm chủ.

Chưa kể trong suốt một thời gian dài bà Phượng đã cơ cấu quyền lực của mình khi tự ý có quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm bộ máy vận hành trường một cách vô tội vạ.

dh hoa sen khi nha giao di thau tom quyen luc
ĐH Hoa Sen

Theo ý kiến phản ánh của nhiều cổ đông thì bà Phượng không căn cứ vào năng lực nguồn nhân lực, thậm chí có sự thao túng. Với hàng loạt vụ việc bị phát hiện và dấu hiệu tiếm quyền, bị nội bộ phản ứng bà Phượng không còn được sự ủng hộ của đại đa số cổ đông.

Lúc này, bà Phượng lại khôn khéo sử dụng chiêu bài biến Đại học Hoa Sen thành một trường “phi lợi nhuận”.

Chính chiêu bài này đã khiến Đại học Hoa Sen lục đục nội bộ trong suốt một thời gian dài.

Đỉnh điểm nhất là ngày 14/8/2014, ông Trần Văn Tạo, Chủ tịch HĐQT cũ của ĐHHS ký và gửi văn bản số 891/ĐHHS-HĐQT lên Thành ủy và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất phương án “Dùng tài sản không phân chia để mua lại cổ phiếu của HSU” nhằm mục đích ép cổ đông thoái vốn.

Đề nghị này đã khiến cho nhiều cổ đông Đại học Hoa Sen phản ứng kịch liệt. Cũng bởi cái được gọi là “tài sản không phân chia” mà ông Tạo muốn dùng để mua lại cổ phiếu thực chất là tiền lời thuộc về sở hữu của các cổ đông.

Xin nhắc lại là tính đến thời điểm này thì những diễn biến tranh chấp giữa BGH ĐH Hoa Sen cùng các cổ đông, cũng như các văn bản trả lời của Bộ GD&ĐT, UBND TP. Hồ Chí Minh và gần nhất là của Thủ tướng Chính phủ đều cho thấy về mặt pháp lý, trường vẫn là một trường tư thục bình thường chứ không phải là đại học “không vì lợi nhuận” hay “phi lợi nhuận” như Ban giám hiệu luôn khẳng định. 

Thế nhưng, BGH trường này vẫn phớt lờ. Và mặc dù chưa được công nhận là trường ĐH tư thục hoạt động theo phương thức phi lợi nhuận nhưng BGH của ĐH Hoa Sen đã tổ chức đại hội toàn trường như một mô hình hoạt động giáo dục phi lợi nhuận.

Như vậy là làm trái quy định của chính phủ.

dh hoa sen khi nha giao di thau tom quyen luc
Công văn của Bộ GD&ĐT khẳng định trường ĐH Hoa Sen vẫn là trường ĐH tư thục bình thường.

Có lẽ, lý do để một mực phải kêu gọi “giáo dục phi lợi nhuận” của hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen thì đã rõ.

Rất nhiều lần bà Phượng bị cổ đông phản ứng về việc làm thiếu minh bạch, tổ chức các cuộc họp kín vắng mặt các cổ đông, ngoài ra còn lôi kéo giảng viên, sinh viên vào “cuộc chiến” với các cổ đông.

Sự dối trá của hiệu trưởng trường này đã bị các cổ đông còn tố giác khi đổ thừa cho các nhân viên cấp dưới thu gom cổ phiếu. Theo ý kiến của các cổ đông thì thông tin mà bà Phượng cung cấp cho giới truyền thông này hoàn toàn là giả dối vì chính bà Phượng mới là một trong số những người thu gom cổ phiếu nhiều nhất.

Đơn cử, khi cổ phần hóa đầu năm 2007, số cổ phiếu bà Phượng được mua là 10,800 cổ phiếu, chiếm tỉ lệ là 0.7%.

Sau nhiều lần tăng vốn bằng thưởng cổ phiếu và thực hiện mua thu gom thêm từ các nhà đầu tư khác, nhất là từ nhân viên. Đến nay số cổ phiếu đầu tư trực tiếp và gián tiếp của bà Phượng đã tăng lên gần 450.000 cổ phiếu, tương đương với tỉ lệ sở hữu là 4.7%.

Do đó bà Phượng hiện là một trong những cổ đông lớn của Đại học Hoa Sen.

Rõ ràng, giáo dục theo tiêu chí “phi lợi nhuận” là một việc cần cổ súy. Thế nhưng, như nhiều chuyên gia giáo dục đã nhận định thì giáo dục phi lợi nhuận vẫn là một điều xa xỉ đối với điều kiện như ở Việt Nam.

Và khi những quy định còn chưa chặt chẽ mà người làm chưa đủ cái “Tâm” thì giáo dục lại đang trở thành miếng mồi béo bở.

Thiết nghĩ, đã đến lúc cần có cái nhìn sòng phẳng về trường hợp của Đại học Hoa Sen, chứ không thể để những người nhân danh công ích mà tìm kẽ hở của pháp luật để thu lợi cho mình. 

dh hoa sen khi nha giao di thau tom quyen luc

ĐH Hoa Sen - 'giáo dục phi lợi nhuận' chỉ là... chiêu bài

Những bê bối đã xảy ra ở trường ĐH Hoa Sen là một minh chứng điển hình cho việc giương cao khẩu hiệu “giáo dục phi lợi nhuận” nhưng thực chất là tham quyền, cố vị của hiệu trưởng trường Bùi Trân Phượng.

dh hoa sen khi nha giao di thau tom quyen luc

Nghĩ về lòng tự trọng trong nghề giáo thời nay

Chuyện thầy cô trong ban giám hiệu dùng đủ cách để tranh giành quyền lực, lợi nhuận ở Đại học Hoa Sen. Chưa bao giờ nghề giáo cao quý lại trở nên nhộn nhạo, đáng buồn như lúc này.

 

Huy An

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

(PetroTimes) - Đợt khảo sát tháng 3/2024, đoàn thám hiểm hang động Anh - Việt đã ghi nhận thêm 22 hang động mới và 3 hang động khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.