Đánh giá việc thực thi chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng

10:44 | 07/03/2023

414 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy khẳng định, giai đoạn 2016-2021 ngành năng lượng đã bám sát chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước và có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Ngày 6/3, tại Hà Nội, Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức hội thảo “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021: Thực trạng và giải pháp”.

Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá, kết việc thực thi chính sách pháp luật phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021; đề xuất định hướng xây dựng, hoàn thiện chủ trương, cơ chế, chính sách pháp luật và giải pháp phát triển năng lượng; tiếp tục hoàn thiện các đề cương và nội dung báo cáo theo yêu cầu của Đoàn giám sát.

Đánh giá việc thực thi chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy khẳng định: "Giai đoạn 2016-2021 ngành năng lượng đã bám sát chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước và có bước phát triển nhanh chóng tương đối đồng bộ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Những kết quả đạt được của ngành năng lượng trong giai đoạn 2016 - 2021 là tiền đề quan trọng để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 55 ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng, chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045.

Tuy nhiên, ngành năng lượng còn một số tồn tại như: Các nguồn cung năng lượng trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu; việc nhập khẩu năng lượng trong nước ngày càng lớn; một số chỉ tiêu an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi; cơ sở hạ tầng ngành năng lượng còn thiếu và chưa đồng bộ; trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực của ngành năng lượng còn chậm chưa được nâng cao; thị trường năng lượng phát triển chưa bền vững…Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định giám sát về chuyên đề này.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng đề nghị các chuyên gia, đại biểu tập trung thảo luận nội dung thực trạng, thực thi hoàn thiện chính sách pháp luật về phát triển năng ượng trong thời gian qua và đề xuất giải pháp cụ thể. Từ đó Đoàn giám sát có thể cơ sở thực tiễn để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội những đề xuất kiến nghị vừa giúp tháo gỡ giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trước mắt, đồng thời tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách về phát triển năng lượng để hướng tới đến mục tiêu dài hạn hơn đảm bảo chuyển dịch năng lượng công bằng, an ninh năng lượng quốc gia.

Đánh giá việc thực thi chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng phát biểu tại hội nghị

Tại Hội nghị, TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA cho biết, Việt Nam là một nước đang phát triển, tốc độ tăng trưởng cao, vì thế nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt là điện năng ngày càng tăng cao. Cùng với đó, do sự phát triển nhanh kèm theo sử dụng một lượng lớn năng lượng, vì thế phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng lượng phát thải của Việt Nam năm 2010 và dự ước sẽ chiếm khoảng 73% và 80% vào năm 2030 và 2045 tương ứng.

Để đạt các mục tiêu về phát triển kinh tế xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng, trong đó đáng lưu ý là Nghị quyết 55-NQ/TW về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” ngày 11/2/2020.

TSKH Phan Xuân Dũng cũng cho biết, nước ta đã và đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi ngành năng lượng theo tinh thần phát huy nội lực, đồng thời tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ từ các đối tác phát triển. Trong đó, đã giảm dần nguồn điện sử dụng nhiên liệu hoá thạch, ưu tiên phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới và sạch. Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26) là Việt Nam sẽ thực hiện mục tiêu đạt trung hòa carbon (Net-zero) vào năm 2050.

Trong thời gian vừa qua, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, Đảng, Nhà nước, các cơ quan có liên quan và doanh nghiệp nước ta cũng phải thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn thách thức trong việc đảm bảo an ninh năng lượng trong điều kiện giảm thiểu các tác động môi trường của hoạt động phát điện, phụ tải tăng trưởng với tốc độ cao gây sức ép lên hạ tầng cơ sở ngành năng lượng, đòi hỏi vốn đầu tư lớn cùng các giải pháp kỹ thuật phức tạp. VUSTA đã tham gia tư vấn, góp ý, cung cấp tư liệu cho nhiều hoạt động giám sát chuyên đề hoặc xây dựng luật, pháp lệnh của các ủy ban của Quốc hội.

Đánh giá việc thực thi chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng
Toàn cảnh hội thảo

Tại hội thảo các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận 7 nhóm vấn đề: Tình hình đầu tư phát triển, cung cầu và an ninh, an toàn, tiết kiệm năng lượng; Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng quốc gia; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển năng lượng; Chuyển dịch năng lượng và bảo vệ môi trường, ứng dụng và biến đổi khí hậu; Khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng; Quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; phân nhiệm quản lý nhà nước, cơ cấu tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; Cơ chế đầu tư, kinh doanh phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh, giá cả thị trường năng lượng, cơ chế dữ trữ, dự phòng năng lượng; Một số nội dung khác (thực hiện các cam kết quốc tế; hợp tác quốc tế; xã hội; quốc phòng, an ninh liên quan đến phát triển năng lượng).

Các đại biểu cũng cho rằng, cần sớm hoàn thiện nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 22/01/2021. Từ đó, có các kiến nghị, đề xuất các giải pháp cụ thể liên quan đến Quy hoạch phát triển năng lượng, việc thực hiện chuyển dịch năng lượng, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, phát thải của hệ thống điện, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng, giá điện…

N.H

[PetroTimesMedia] Tích hợp các xu hướng chuyển dịch năng lượng vào chuỗi Chế biến Dầu khí Petrovietnam[PetroTimesMedia] Tích hợp các xu hướng chuyển dịch năng lượng vào chuỗi Chế biến Dầu khí Petrovietnam
[PetroTimeMedia] Petrovietnam nghiên cứu về triển vọng của gas hydrate trong quá trình chuyển dịch năng lượng[PetroTimeMedia] Petrovietnam nghiên cứu về triển vọng của gas hydrate trong quá trình chuyển dịch năng lượng
Petrovietnam và Viện Công nghệ Massachusetts chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị hydro, chuyển dịch năng lượngPetrovietnam và Viện Công nghệ Massachusetts chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị hydro, chuyển dịch năng lượng
Việt Nam đang nỗ lực chuyển dịch năng lượngViệt Nam đang nỗ lực chuyển dịch năng lượng
Chuyển dịch năng lượng - Vai trò của hệ thống điệnChuyển dịch năng lượng - Vai trò của hệ thống điện

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc