Cước 3G lại tăng tiếp?
Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2014 của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) ngày 13/12/2013.
Theo đó, việc điều chỉnh giá cước được thiết lập trên cơ sở giá thành, cung cầu thị trường và mặt bằng giá chung của khu vực.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng đánh giá cao hoạt động điều chỉnh giá cước dịch vụ thông tin di động, trong đó có 3G, hoàn toàn phù hợp với chính sách, quy định hiện hành.
Tuy vậy, ông Thắng cũng cho biết, giá cước dịch vụ viễn thông của Việt Nam đã đạt mức tương đương hoặc thấp hơn mức trung bình của khu vực và thế giới, tương đối phù hợp thu nhập người dân, vì thế vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay là chất lượng dịch vụ. Và theo ông, năm 2014, cần tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông, nhất là các dịch vụ như truy nhập Internet băng rộng, di động, 3G.
Cước viễn thông lại "nhấp nhổm" đòi tăng.
Việc kiến nghị điều chỉnh thêm giá cước đối với dịch vụ viễn thông ở thời điểm hiện tại rất có thể sẽ tạo ra những hiệu ứng không đồng thuận trong dư luận, vì mới đây, khi các nhà mạng đồng loạt tăng giá cước 3G, với mức tăng cao nhất lên tới 40%, khiến không ít người tiêu dùng dịch vụ này bức xúc.
Trước đó, từ 0h ngày 16/10, cả 3 doanh nghiệp (DN) viễn thông lớn là Viettel, Mobifone và Vinaphone đã đồng loạt tăng cước 3G sau khi được sự đồng ý của Bộ Thông tin và Truyền thông với mức tăng trung bình 20%. 3 nhà mạng cùng nhau đưa gói cước 50.000 đồng lên thành 70.000 đồng (40%). Trước hành động này, dư luận đã tỏ ra nghi ngờ VinaPhone, MobiFone và Viettel bắt tay thông đồng nâng giá dịch vụ.
Giải đáp sự nghi ngờ này, Bộ trả lời: việc DN có bắt tay nhau hay không sẽ được Bộ Công Thương điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.
Hồi tháng 4, Mobifone và Vinaphone cũng đã nâng giá gói cước không giới hạn đang được nhiều người sử dụng thêm 25%, từ 40.000 đồng một tháng lên 50.000 đồng. Viettel không tăng giá nhưng gộp chung phí duy trì và cước vào làm một, Lý giải chuyện tăng giá cước 3G, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết, để hòa vốn và có lời, các nhà mạng phải tăng ít nhất 43% nữa.
Trả lời câu hỏi về việc cước 3G thời gian tới có còn tăng không, Thứ trưởng Thắng nói: “Giá thành phụ thuộc lớn vào cung cầu. Giai đoạn đầu phải cung cấp giá thấp để thu hút người dùng. Theo lộ trình, tất cả giá cước dịch vụ chứ không chỉ 3G sẽ điều chỉnh để đạt được giá thành để giá cước bám sát giá thành, để DN hoạt đông có hiệu quả”.
Giá sẽ giảm trên cơ sở giá thành (khi giá thành thấp hơn giá cước) và so sánh với khu vực. Đó là quy luật của thị trường.
Bên canh đó, viễn thông là ngành khấu hao rất nhanh (2-3 năm) và phải xin cơ chế đặc thù để khấu hao nhanh do sự thay đổi chóng mặt của công nghệ. Khi đó giá thành bị đẩy nhanh lên, chứ không khấu hao trong thời gian dài như các ngành hạ tầng khác. Công nghệ hiện nay là 3,5G, không phải 3G, tức vượt qua cả các cam kết trước đây của DN. 5,6 năm nữa mới đầu tư thế hệ băng rộng tiếp theo (4G, 5G).
Không chỉ thế, việc đầu tư của ngành viễn thông tại vùng sâu vùng xa, hoàn toàn do DN tự thực hiện. Theo thứ trưởng, việc tăng giá cước 3G chủ yếu tác động đến những người ở thành thị nên có thể tăng để bù đắp cho người ở vùng miền núi, nông thôn.
Phần thu lũy kế cho 3G là chưa đủ bù đắp những chi phí đã bỏ ra. Khi khách hàng truy nhập Internet bằng 3G, DN Việt Nam phải thanh toán cho đối tác nước ngoài, nhiều gấp đôi mức thanh toán cho 2G trước đây. Đó là một sự thiệt thòi đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Luật Cạnh tranh không cho phép bù chéo giữa các dịch vụ, và chỉ bù chéo trong phạm vi nhất định. Các DN thống lĩnh thị trường bán với giá cước thấp và khuyến mãi khiến cho DN nhỏ không gia nhập được thị trường. Nếu tiêp tục thực hiện cơ chế bù chéo có thể gây ra sự độc quyền.
Con số so sánh với nước ngoài gây thắc mắc khi các nước được chọn để so sánh là nước phát triển. Bộ cho biết sự so sánh với nước ngoài là so sánh tương đối giữa phần chi trả cho mỗi Mb là bao nhiêu % GDP bình quân chứ không phải tuyệt đối nên là hợp lý.
Giá thành các dịch vụ viễn thông được xác định dựa trên các văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn. Nhưng không phải mỗi lần tăng cước lại phải thuê kiểm toán vì việc kiểm toán là hàng năm. Doanh thu tăng lên sau khi tăng giá cước xin chờ kiểm toán.
Văn Phương
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025
-
Thị trường vàng tăng "nóng", Phó Thủ tướng chỉ đạo khẩn
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
-
Tin tức kinh tế ngày 17/4: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trở lại vị trí số 1