Cơ hội đầu tư chuyển dịch năng lượng tại EU

08:00 | 17/11/2023

1,202 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo một cuộc khảo sát được công bố hôm 14/11, hầu hết các công ty Trung Quốc hoạt động tại Liên minh châu Âu đang cảm thấy khó khăn vì chiến lược giảm thiểu rủi ro của khối. Dù vậy, họ vẫn nhìn thấy nhiều cơ hội hơn là thách thức trong quá trình chuyển dịch năng lượng và kỹ thuật số của châu Âu.
Cơ hội đầu tư chuyển dịch năng lượng tại EU

Cuộc khảo sát, do chuyên gia tư vấn Roland Berger thực hiện cho Phòng Thương mại Trung Quốc, đã đánh giá quan điểm của 180 doanh nghiệp Trung Quốc tại EU, bao gồm các công ty viễn thông và điện thoại thông minh (như Huawei và ZTE), nhà sản xuất xe điện BYD, COSCO Shipping và các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc.

Những doanh nghiệp trên đã hạ điểm đánh giá hàng năm về môi trường kinh doanh của EU lần thứ tư liên tiếp. Trong số những danh mục bị trừ điểm, bối cảnh chính trị giảm mạnh nhất.

Khoảng 72% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết: Hoạt động kinh doanh của họ đã bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực vì chiến lược giảm thiểu rủi ro của EU. Các nhà cung cấp linh kiện bán dẫn và viễn thông đặc biệt chịu nhiều rủi ro nhất. Một phần nội dung của chiến lược là tìm cách giúp EU giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, nhất là về mặt khoáng sản và sản phẩm cần thiết cho quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số của nước này.

Trung Quốc xử lý gần 90% nguyên tố đất hiếm và 60% lithium trên toàn cầu. Gần đây, họ đã công bố hạn chế xuất khẩu đối với những nguyên liệu quan trọng khác như gali, germani và than chì.

Một số công ty Trung Quốc cảm thấy EU ngày càng trở nên bất công hơn trong vấn đề tiếp cận thị trường chung, thuế nhập khẩu, cơ hội mua sắm công và giám sát đầu tư. EU cũng đang xem xét đánh thuế dòng xe điện của Trung Quốc.

Tuy nhiên, bất chấp những thách thức này, 83% công ty được phỏng vấn cho biết, họ vẫn đặt niềm tin vào thị trường EU và muốn tiếp tục mở rộng sự hiện diện của mình.

Về quá trình chuyển đổi của EU sang nền kinh tế xanh hơn và mang tính kỹ thuật số hơn, hầu hết các công ty đều bày tỏ sự lạc quan rằng hợp tác công nghệ Trung Quốc - EU sẽ tăng cường trong những năm tới.

Khoảng 90% doanh nghiệp đã trả lời rằng họ nhìn thấy nhiều cơ hội hơn là thách thức trong lĩnh vực xanh và kỹ thuật số.

Báo cáo cũng lưu ý rằng, thương mại song phương Trung Quốc - EU đang tiếp tục tăng trưởng, đạt 857 tỷ euro (917 tỷ USD) vào năm 2022, đưa EU và Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của nhau.

EU cho biết họ muốn có mối quan hệ cân bằng hơn với Trung Quốc. Theo họ, thâm hụt thương mại khoảng 400 tỷ euro xuất phát một phần từ những hạn chế mà Trung Quốc đặt ra đối với các công ty châu Âu. Trong khi đó, thị trường EU vẫn còn tương đối mở.

Trung Quốc Trung Quốc "thắng đậm" giữa bão trừng phạt của phương Tây
BRICS vượt G7: Cán cân quyền lực đảo chiềuBRICS vượt G7: Cán cân quyền lực đảo chiều
Vietjet mở đường bay thẳng TP HCM - Thượng Hải (Trung Quốc)Vietjet mở đường bay thẳng TP HCM - Thượng Hải (Trung Quốc)

Anh Thư

AFP