Cô gái Việt Nam muốn mang hương vị của món cá nóc Nhật Bản về với quê hương

18:50 | 14/08/2021

283 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Cá nóc (fugu) là một món ăn ngon, đắt tiền vào mùa đông ở Nhật Bản, nhưng cần phải có giấy phép để được chế biến và phục vụ món cá nóc này, vì như tên gọi của chúng trong tiếng Nhật, thì miếng thịt nào cũng có khả năng chứa chất độc gây chết người.

Fugu không được tiêu thụ phổ biến ở nhiều quốc gia khác, nhưng Vũ Thùy Linh, một nhà nghiên cứu người Việt ở một trường đại học gần Tokyo, hy vọng sẽ trau dồi nghệ thuật và kỹ năng nấu cá nóc ở Việt Nam để tạo ra cầu nối ẩm thực giữa hai quốc gia.

Ở Việt Nam, một quốc gia với bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam, có khoảng 60 loài cá nóc cư trú tại vùng biển nơi đây. Nhưng luật pháp Việt Nam đã cấm buôn bán và tiêu thụ chúng kể từ năm 2013, vì một số vụ việc liên quan đến chất độc của loại cá đã này được báo cáo do người dân không biết cách chế biến.

Cô gái Việt Nam muốn mang hương vị của món cá nóc Nhật Bản về với quê hương
Món sashimi cá nóc (fugu sashimi)

Trong khi đó Nhật Bản có hẳn một bộ quy định về các kỹ thuật cần thiết để xử lý cá nóc. Thùy Linh hy vọng sẽ thực hiện được các các kỹ thuật này để Việt Nam cho phép người dân tận hưởng các món làm từ cá nóc một cách an toàn.

“Các ngư dân Việt Nam thường vứt bỏ những con cá nóc, vì người ta không được phép ăn hay buôn bán vì pháp luật không cho phép. Nhưng cá nóc là một nguồn protein tuyệt vời và đây cũng có thể là một cơ hội mang lại nguồn thu cho đất nước”, Thùy Linh cho biết.

Khi đang học tiếng Nhật tại một trường đại học ở Việt Nam, cô rất ngạc nhiên khi biết rằng cá nóc được coi là một món ngon ở Nhật Bản và có giá rất cao, các nhà hàng thường tính phí hơn 10.000 yên (khoảng 2 triệu VNĐ) cho mỗi suất ăn.

Sau khi tốt nghiệp đại học, cô làm việc khoảng hai năm tại công ty Mitsui Suisan, một công ty chuyên chế biến thủy sản ở tỉnh Miyazaki phía tây nam của Nhật Bản và đã được học thực hành làm sạch, phi lê và phục vụ món cá nóc.

Tại Nhật Bản, bất kỳ đầu bếp nào có ý định chế biến món cá nóc đều phải trải qua các kỳ thi để có được giấy phép chứng nhận rằng họ biết cách xử lý các bộ phận độc của cá như gan, ruột. Bộ Y tế Nhật còn chỉ rõ bộ phận nào của con cá nóc có thể ăn được, như là thịt, da và sữa.

Linh nhận được giấy phép vào tháng 3/2021, sau khi đã vượt qua các kỳ thi viết và thực hành trong vòng 20 phút, bao gồm cả việc xử lý những các cơ quan có chứa độc tố tetrodotoxin mà không làm ảnh hưởng đến những phần ăn được.

Theo các cơ quan cấp phép, rất hiếm những nước ngoài có thể vượt qua các kỳ thi, bởi vì những người nộp đơn phải đáp ứng được các tiêu chí nhất định như đã có giấy phép được hành nghề nấu ăn tại Nhật Bản.

Vũ Thùy Linh, hiện đang là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa, Thực phẩm và Dinh dưỡng châu Á tại Đại học Jumonji, đã tiến hành một cuộc khảo sát vào năm 2017 tại thủ đô Hà Nội và Đà Nẵng, đưa ra câu hỏi cho 107 người tham gia đánh giá món cá do một đầu bếp Nhật Bản chế biến.

Để so sánh, Linh cũng chuẩn bị hai loại cá phổ biến khác ở Việt Nam - cá mú và cá thu Tây Ban Nha.

Trong cuộc khảo sát, sashimi cá nóc (cá sống thái lát mỏng) đạt điểm cao nhất trong tất cả các món cá, mặc dù người Việt Nam thường không hay ăn cá sống.

Các phản hồi về món sashimi cá nóc đa phần đều là tích cực, với hơn 80% số người cho biết rằng “Tôi muốn ăn thêm nhiều cá nóc hơn nữa".

“Tôi tin rằng người Việt Nam sẽ thích cá nóc hơn từ các nghiên cứu của tôi”, Thùy Linh nói và cho biết thêm rằng, ban đầu mọi người có thể sợ thử cá nóc do các vụ việc liên quan đến độc tính của nó. “Chúng ta cần thiết lập các quy tắc và kỹ thuật xử lý như Nhật Bản để mọi người cảm thấy yên tâm thưởng thức món cá này”, cô nói thêm.

Linh tiếp tục nghiên cứu tập trung vào việc phân tích độc tính của cá với hy vọng tạo ra một danh sách các loài các nóc có thể ăn được ở vùng biển của Việt Nam.

Một trong nỗ lực phổ biến kiến thức cho người dân địa phương, cô cũng đã dịch một video do công ty Mitsui Suisan thực hiện sang tiếng Việt để chia sẻ kiến thức với người dân Việt Nam về các biện pháp phòng ngừa an toàn.

Nhật Bản hiện nhập khẩu cá nóc từ Trung Quốc và Hàn Quốc, mà không phải từ Việt Nam. “Nếu bãi bỏ luật cấm cá nóc và thiết lập các biện pháp và kỹ thuật xử lý an toàn, Việt Nam có thể xuất khẩu cá sang Nhật Bản”, cô cho biết.

Thông qua nghiên cứu của mình, cô gái 30 tuổi này hy vọng sẽ kêu gọi được chính phủ Việt Nam sửa đổi luật cấm cá nóc. Kể từ khi kết thúc chương trình tiến sĩ, cô đã làm việc tại Mitsui Suisan ở vị trí phụ trách kinh doanh và thương mại, đồng thời nghiên cứu sâu hơn về cá nóc tại trường đại học của cô.

Do đại dịch Covid-19 đang diễn ra nên Linh vẫn chưa thể tiến hành các nghiên cứu sâu hơn ở Việt Nam. Nhưng cô vẫn quyết tâm tiếp tục học tập để đạt được mục tiêu của mình.

“Ước mơ của tôi là nuôi dưỡng nghệ thuật ẩm thực liên quan đến cá nóc ở đất nước ở Việt Nam và giúp đỡ những ngư dân địa phương tăng thêm thu nhập" - Thùy Linh chia sẻ.

Lê Ngọc Đức (theo Japan Time)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan