Chuyên gia Ngân hàng Nhà nước đánh giá về tiềm năng đầu tư ĐMTMN

17:58 | 30/08/2020

1,055 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tại tọa đàm phát triển ĐMTMN tại Việt Nam: Lợi ích, nút thắt và giải pháp tháo gỡ, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Xuân Hòe đã có những đánh giá về tiềm năng đầu tư, giải pháp tài chính và những rủi ro liên quan đến đầu tư điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam.
Giải pháp để người thu nhập thấp sử dụng điện mặt trời mái nhàGiải pháp để người thu nhập thấp sử dụng điện mặt trời mái nhà
Cần sớm có tiêu chuẩn về tấm pin năng lượng mặt trờiCần sớm có tiêu chuẩn về tấm pin năng lượng mặt trời

Mở đầu phần trình bày, ông Phạm Xuân Hòe đánh giá, thị trường ĐMTMN tại Việt Nam rất tiềm năng và với kinh phí từ khoảng 15 đến 20 triệu đồng để lắp đặt ĐMTMN là không quá lớn. Ông cũng cho biết, các ngân hàng như HDBank, TPBank đã vào cuộc hỗ trợ tài chính cho vay để tạo ra ĐMTMN.

“Với gói 11.000 tỷ đồng của TPBank, mỗi hộ được hỗ trợ khoảng 30 triệu đồng thì sẽ rất nhiều hộ lắp đặt được ĐMTMN. Có thể nói, ĐMTMN tiềm năng cho cả thị trường bán buôn và bán lẻ của ngân hàng. Tôi khẳng định là rất tiềm năng” – Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói.

chuyen-gia-ngan-hang-nha-nuoc-danh-gia-ve-tiem-nang-dau-tu-dmtmn
Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Xuân Hòe.

Thị trường bán buôn là ngân hàng sẽ cho vay các khoản vay lớn như các doanh nghiệp, tập đoàn lớn với các khoản vay từ vài tỷ trở lên hoặc cho vay đến vài chục tỷ.

Thị trường bán lẻ là các hộ dân, các xí nghiệp nhỏ và vừa từ vài tỷ trở lại.

Tiềm năng thứ hai, theo ông Hòe là giá của các tấm pin mặt trời đang giảm dần, với một hệ thống điện mặt trời có công suất 1MW tốn khoảng 11 tỷ. Như vậy, giá đầu tư không quá cao.

Tiềm năng thứ 3, là mỗi người dân đều có sẵn mái nhà để có thể lắp đặt ĐMTMN vì thế nếu cần thêm cấp phép xây dựng thì sẽ dẫn đến cản trở.

Tiềm năng thứ 4, theo Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói là giá mua điện. “Nếu có mức giá Fit ổn định trong nhiều năm thì tôi tin chắc rằng điện gió, điện mặt trời cực kỳ phát triển tại Việt Nam, chúng ta có tiềm năng đó. Vừa rồi có 82 nhà máy điện mặt trời được lắp đặt cùng lúc ở phía Nam khi có giá khuyến khích, việc này rất đúng với tinh thần Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị là phải sử dụng chính sách giá, chính sách thuế, chính sách tín dụng một cách linh hoạt để thúc đẩy ĐNLMT” – ông Hòe nói.

Nói về mặt rủi ro, chuyên gia Ngân hàng Nhà nước nhận định, các ngân hàng thương mại khi cho vay thì cũng phải nhìn được khả năng thu hồi nợ, thấy được hướng dòng tiền quay trở về.

Chình vì vật, ông Hòe cho rằng, rủi ro lớn nhất là giá Fit. “Ngành điện sẽ mua điện như thế nào, có ổn định hay không? Có đảm bảo hay không? Có duy trì được lợi ích khuyến khích cho người dân đầu tư hay không? Tuy nhiên, nếu khoảng 10 triệu hộ dân đầu tư điện áp mái thì phân tán rủi ro rất tốt bởi quy mô đầu tư mỗi hộ chỉ khoảng 20-30 triệu và cho vay trong 10 năm thì mỗi năm trả nợ khoảng 3 triệu cộng với mức lãi không đáng kể là bao nhiêu” – ông Hòe phân tích.

giai-phap-de-nguoi-thu-nhap-thap-su-dung-dmtmn-2
Tiềm năng điện mặt trời tại Việt Nam là rất lớn.

Từ những phân tích trên, ông Hòe kiến nghị, giá Fit rất quan trọng còn cơ chế mua hết bán hết hay mua theo bù trừ thì các bên có thể đưa ra và phân tích về mặt khoa học để làm sao khuyến khích người dân tham gia đầu tư.

Bên cạnh đó, cũng cần có các tiêu chuẩn về kỹ thuật và hướng dẫn, quy trình vận hành điện áp mái như thế nào để người dân thấy việc này rất bình thường và không có gì khó khăn.

Chia sẻ về những rủi ro về tỉ giá, chuyên gia này cho rằng: “Kể cả người dân hay doanh nghiệp thì câu chuyện về tỉ giá đồng Việt Nam tăng là bình thường và tăng theo chiều hướng ổn định thì cũng không có vấn đề gì lớn. Với doanh nghiệp đầu tư lớn vào ngành ĐMTMN thì phải sử đụng đến các bài toán, các công thức, sản phẩm phái sinh để hạn chế rủi ro. Nhà đầu tư phải tính đến rủi ro. Đó là về mặt tác nghiệp tài chính các nhà đầu tư phải làm”.

Với những phân tích, đánh giá như trên, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định, cơ hội của Việt Nam trong phát triển ĐMTAP là rất lớn. Đây là thị trường bán lẻ và cũng là bán buôn của ngành ngân hàng và chắc chắn các ngân hàng đã vào cuộc và họ đã nhìn rất rõ điều này.

Tọa đàm Phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam: Lợi ích, nút thắt và giải pháp tháo gỡ là một trong những hoạt động thuộc chương trình Tuần lễ Năng lượng tái tạo do Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) cùng Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam tổ chức.

Đại diện GreenID cho hay, Tuần lễ Năng lượng tái tạo được khởi xướng từ năm 2016 với nỗ lực đóng góp cho quá trình chuyển dịch sang năng lượng sạch ở Việt Nam. Sau 4 năm tổ chức, chương trình đã trở thành diễn đàn cho các bên liên quan từ trung ương tới địa phương và cả người dân trong cộng đồng cùng tương tác, trao đổi và đóng góp sáng kiến, ý tưởng, hành động và đề xuất cho phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam.

Xuân Hinh

  • vietinbank