Chút sự thật về ông Chu Ân Lai (Kỳ IV)

15:48 | 28/02/2016

7,187 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tạp chí Nhân vật và Sự kiện của Trung Quốc từng đăng bài: Chu Ân Lai - Cha đẻ của Cơ quan tình báo Trung Quốc. Theo tác giả bài viết, tháng 9/1926, ông Chu Ân Lai đã cử Cố Thuận Chương và Trần Canh sang Liên Xô học để trở thành cán bộ làm công tác bảo vệ chính trị. 
chut su that ve ong chu an lai ky iv Chút sự thật về ông Chu Ân Lai (Kỳ 3)

Kỳ IV: Cha đẻ - Cha nuôi

Tới tháng 5/1927, với tư cách Chủ tịch Quân ủy Trung ương, ông Chu Ân Lai đã quyết định thành lập Phòng Công tác đặc vụ (tiền thân của cơ quan Tình báo Trung Quốc sau này) và đây là cơ quan bảo vệ chính trị đầu tiên của đảng Cộng sản Trung Quốc. Bởi trước đó, Tưởng Giới Thạch đã phát động cuộc chính biến chống lại đảng Cộng sản Trung Quốc. Và nhờ hoạt động hiệu quả của Phòng Công tác đặc vụ nên nhiều âm mưu của Quốc dân đảng và Tưởng Giới Thạch bị phát hiện.

Đến năm 1929, ông Chu Ân Lai được giao nhiệm vụ phát triển Phòng Công tác đặc vụ thành Cơ quan đặc vụ Trung ương. Khi đó, Cơ quan đặc vụ Trung ương có 4 phòng do ông Chu Ân Lai, Bí thư Quân ủy Trung ương vừa là người đề ra quyết sách chính, vừa là người phụ trách tổ chức thực hiện. Phòng Tổng hợp được thành lập sớm nhất và do Hồng Dương Sinh làm Trưởng phòng. Phòng Tình báo do Trần Canh phụ trách, Phòng Hành động do Cố Thuận Chương làm Trưởng phòng. Phòng Thông tin vô tuyến điện được thành lập cuối cùng (cuối năm 1929).

chut su that ve ong chu an lai ky iv
Chu năm 1924

Sau khi trở thành Thủ tướng, ông Chu Ân Lai tiếp tục phát huy khả năng của mình trong lĩnh vực này để lôi kéo Quốc vương Campuchia Sihanouk ngả theo Bắc Kinh. Bởi tại thời điểm diễn ra hội nghị Bandung lần đầu tiên (từ 18 đến 24/4/1955), Trung Quốc và Campuchia chưa thiết lập bất kỳ quan hệ ngoại giao hay thương mại nào, nhưng Thủ tướng Chu Ân Lai lại là người đầu tiên tiến đến gần ông Sihanouk khiến Quốc vương Campuchia vô cùng cảm kích...

Và để làm vui lòng ông Sihanouk, ngay lần gặp đầu tiên đó, Thủ tướng Chu Ân Lai đã mời Quốc vương Campuchia dự “bữa ăn cung đình Trung Hoa” tại biệt thự do Tổng thống Indonesia Sukarno bố trí cho đoàn Trung Quốc ở.

Động thái này diễn ra trước giờ Thủ tướng Chu Ân Lai lên đường tham dự hội nghị Bandung. Khi đó, ông Chu Ân Lai đọc rất kỹ báo cáo của Cơ quan đặc vụ Trung ương về Quốc vương Campuchia - từ quan điểm chính trị, tính tình, sở thích, thói quen, cách ăn mặc, giao tiếp, đi lại, niềm tin siêu hình tới ước vọng riêng tư của ông Sihanouk.

Kể từ đó, Quốc vương Sihanouk hoàn toàn ngả theo Trung Quốc, nên liên tiếp nhận được những gói viện trợ từ Bắc Kinh để Campuchia thoát dần khỏi ảnh hưởng của Mỹ. Nhưng động thái này đã khiến Lon Nol và Hoàng thân Sereak Matak phải cùng liên kết để đánh đổ ông Sihanouk, buộc Quốc vương Campuchia sống lưu vong. Tuy phải sống lưu vong, nhưng khi đáp máy bay xuống thủ đô Bắc Kinh, Quốc vương Sihanouk vẫn được Thủ tướng Chu Ân Lai đón tiếp nồng nhiệt tại phi trường (sáng 19/3/1970), và đưa về sống trong khu dinh thự, từng là nơi ở của Thống sứ Pháp, gần Quảng trường Thiên An Môn.

chut su that ve ong chu an lai ky iv

Bức tượng cố Thủ tướng Chu Ân Lai gây tranh cãi ở Nhà máy rượu Mao Đài

Nhưng sau khi giải phóng PhnomPenh, tháng 6/1975, Pol Pot đã tới Bắc Kinh gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông. Và sau khi về nước, nhà độc tài này lập tức xóa bỏ tiền tệ, đóng cửa thị trường, đuổi 3 triệu dân thành thị kể cả sư sãi và giáo sư đại học về nông thôn làm ruộng. Động thái này khi đó ở Campuchia giống như thời kỳ “Đại nhảy vọt” ở Trung Quốc hồi cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước. Sau khi “dọn sạch nhà cửa”, Pol Pot đã cử vợ chồng Khieu Samphan và Ieng Sary tới Bắc Kinh mời Quốc vương Sihanouk trở về Campuchia. 

Trước ngày lên đường trở về Campuchia, Quốc vương Sihanouk đến chào từ biệt Thủ tướng Chu Ân Lai. Và tại cuộc chia tay này, lần đầu tiên Thủ tướng Chu Ân Lai công khai bộc lộ những đánh giá thầm kín của mình về thảm họa trong thời kỳ “Đại nhảy vọt” và “Cách mạng Văn hóa”. Và những điều này đã được Quốc vương Sihanouk đưa vào hồi ký của mình - đừng tái diễn những sai lầm mà chúng tôi đã phạm phải ở Trung Quốc!

Nói đến rượu Trung Quốc, người ta nghĩ ngay tới Mao Đài bởi loại rượu này được coi là quốc tửu của đất nước đông dân nhất thế giới. Do đó, việc Nhà máy rượu Mao Đài ở Quý Châu cho dựng tượng Thủ tướng Chu Ân Lai với tấm biển “Quốc tửu chi phụ” từng gây tranh luận lớn ở Trung Quốc. Có người hỏi ai đã đặt cho ông Chu Ân Lai danh hiệu này và vì sao Thủ tướng lại trở thành cha đẻ của loại rượu có lịch sử hàng trăm năm ở Trung Quốc.

chut su that ve ong chu an lai ky iv

Lý My (trái) và mẹ Lưu Mộng Tỉnh

Mặc dù vợ chồng Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu không có con, nhưng họ đã dành tình thương yêu cho những đứa con nuôi như Tôn Duy Thế (con gái của liệt sỹ Tôn Bính Văn), Lý My (con gái của liệt sỹ Lý Tiểu Thạch), và Thủ tướng Lý Bằng cũng là con nuôi của họ. Mặc dù Thủ tướng Chu Ân Lai rất mực yêu thương Tôn Duy Thế, nhưng cũng không thể bảo vệ đứa con nuôi vì Giang Thanh nhất quyết đòi xử lý cô.

chut su that ve ong chu an lai ky iv
Tôn Duy Thê giữa

Tháng 12/1967, Tôn Duy Thế và chồng là Kim Sơn bị bắt với tội danh “nghi ngờ làm gián điệp”. Ngày 4/10/1968, Tôn Duy Thế đã bị bức hại tới chết. Nghe tin này, vợ chồng Thủ tướng Chu Ân Lai tuy vô cùng đau xót, nhưng không dám thể hiện thái độ vì đang sống trong thời kỳ “Cách mạng Văn hóa”.

(Xem tiếp kỳ sau)

Đông Ngàn - Từ Sơn

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc