Chùm ảnh mới công bố về thảm họa núi lửa khắp thế giới
Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác (theo Wikipedia). Con người hiện chưa thể ngăn chặn núi lửa phun trào, chỉ có thể tránh tổn thất bằng những cảnh báo sớm. Thiên nhiên còn ẩn dấu nhiều sức mạnh khủng khiếp mà con người không thể chống đỡ và chưa thể tưởng tượng được. Bằng cách chung sống hòa bình và bảo vệ thiên nhiên, con người mới bảo vệ được cuộc sống lâu dài của chính mình.
Dưới đây là những hình ảnh về các thảm họa núi lửa đã xảy ra khoảng nửa đầu năm 2015 ở khắp nơi trên thế giới.
Núi lửa Calbuco, Frutillar, miền nam Chi-lê ngày 23/4. Chính quyền địa phương buộc phải di tản người dân ở bán kính 10km quanh núi lửa. Đây là vụ phun trào lớn thứ hai ở miền nam Chi-lê kể từ hồi tháng 3, sau núi lửa Villarrica.
Mây bao phủ đỉnh núi lửa Villarrica ở Pucon, Chi-lê.
Người dân đứng nhìn núi lửa Sinabung ở huyện Karo, Indonesia nhả tro và khói vào ngày 3/6. Hơn 3000 người đã được sơ tán sau khi chính quyền Indonesia đưa ra mức cảnh báo cao nhất với hoạt động núi lửa trên đảo Sumatra.
Ngày 4/6, người dân buộc phải sống ở những nơi trú ẩn tạm thời ở làng Kabanjahe trong Karo, bắc Sumatra, Indonesia. Nguyên nhân là do núi lửa Sinabung liên tục hoạt động kể từ cuối năm 2013.
Một nhà thờ gần núi lửa Sinabung bị trôn vùi dưới lớp tro bụi. Ảnh chụp ngày 5/6.
Người dân sơ tán khỏi làng Sibintun, Karo, bắc Sumatra, Indonesia, ngày 3/6.
Một nhờ thờ bị bỏ hoang gần núi lửa Sinabung.
Ban đêm ở thị trấn Pucon, Chi-lê. Villarrica là một trong những núi lửa hoạt động nhiều nhất ở Nam Mỹ.
Cây cối chết lụi bởi dòng dung nham và tro núi lửa bao phủ trên núi Shindake, đảo Kuchinoerabujima. Vụ phun trào này buộc chính quyền phải sơ tán 137 đảo, tỉnh Kagoshima, phía tây nam Nhật Bản vào 30/5.
Núi Etna, Catania, Sicily, nước Ý phun trào ngày 15/5.
Binh lính Indonesia giúp người dân sơ tán khỏi một ngôi làng ở quận Karo gần núi lửa Sinabung vào ngày 3/6.
Ngày 25/5, núi lửa Wolf thuộc đảo Isabela, Galapagos, Ê-qua-đo phun trào.
Dòng nham thạch chảy ra khỏi núi lửa Piton de la Fournaise, trên đảo La Reunion của Pháp ở Ấn Độ Dương khi nó phát nổ vào ngày 17/5.
Người dân dọn dẹp sau vụ phun trào núi lửa Calbuco ở thị trấn Rio Claro, gần thành phố Puerto Montt, Chi-lê.
Núi lửa Calbuco phun trào gần Puerto Varas, Chi-lê ngày 22/4. Đây là vụ phun trào sau hơn 42 năm ngừng hoạt động của núi lửa này. Đám mây tro bụi khổng lồ cuồn cuộn trên khu vực miền núi, thưa dân cư của miền nam Chi-lê.
Ngày 30/4, binh lính bắt đầu dọn dẹp tro bụi từ núi lửa Calbuco. Trong 8 ngày, núi lửa này đã phun trào 3 lần.
Người dân thu nhặt đồ đạc sau thảm họa kép: núi lửa phun trào và lũ lụt ở Correntoso, vùng Los Lagos, Chi-lê. Ảnh chụp ngày 29/4.
Đám mây khói bụi khổng lồ từ núi lửa Calbuco, gần Puerto Varas, Chi-lê.
Anh Victor Hugo Toledo dọn dẹp tro núi lửa sau vụ phun trào của núi Calbuco trước lối vào nhà mình. Chi-lê, ngày 26/4.
Cây cối bị bao phủ bởi tro bụi. Núi lửa Calbuco ở La Ensenada, miền nam Chile, ngày 26/4.
Công tác dọn dẹp sau vụ phun trào núi lửa Calbuco, Chi-lê.
Thất vọng khi nhìn đàn cá hồi chết do ảnh hưởng của núi lửa. Correntoso gần Chamiza, Chi-lê ngày 25/4.
Ngày 24/4, dọc theo con đường dẫn tới thị trấn Ensenada tro bụi dày đặc trong không khí sau vụ phun trào núi lửa Calbuco.
Một bông hoa bị tro núi lửa phủ kín.
Ông Edubino Baez buộc phải đeo khẩu trang vì tro bụi quá dày đặc. Ông cùng những người dân khác đang được sơ tán trên xe quân sự. Chi-lê, ngày 25/4.
Nhìn núi lửa Calbuco hoạt động từ Puerto Varas, Chi-lê, ngày 24/4.
Hoa Mộc Trà (Năng lượng Mới)
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025