Chiến lược mới của Pháp ở châu Phi trước sức ép từ Nga và Trung Quốc

15:00 | 12/03/2023

672 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong chuyến công du châu Phi từ ngày 1/3 đến 5/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dành 5 ngày thăm Gabon, Angola, Cộng hòa Congo và Cộng hòa Dân chủ Congo, để nói về chiến lược mới trong quan hệ ngoại giao với châu Phi và việc giảm dần sự hiện diện quân đội Pháp ở châu Phi.
Chiến lược mới của Pháp ở châu Phi trước sức ép từ Nga và Trung Quốc
Tổng thống Emmanuel Macron thăm Gabon

Theo Tổng thống Emmanuel Macron, để phát huy hiệu quả “quyền lực mềm”, Pháp không nên cố gắng điều chỉnh tất cả các vấn đề của châu Phi và không nên hy vọng đạt được nhiều hơn những gì nước này mong đợi

Chuyến công du của nhà lãnh đạo Pháp diễn ra trong bối cảnh nhiều biến động ở dải Sahel, giáp với sa mạc Sahara. Hai quốc gia trong nhóm G5 Sahel (gồm 5 quốc gia: Burkina Faso, Chad, Mali, Mauritania và Niger) đã từ bỏ sự hỗ trợ từ Pháp và nhận lợi ích từ Nga sau một cuộc đảo chính quân sự ở Mali.

Mở đầu là cuộc đảo chính ở Mali, tiếp theo là ở Burkina Faso. Trước tình hình này, người lính Pháp cuối cùng của nhóm tác chiến Sabre đã rời đi và chuyển sang chiến đấu với các phần tử thánh chiến vì chúng đang kiểm soát phần lớn quốc gia này. Quân đội địa phương cũng thất bại trong việc đối phó với những kẻ quá khích. Đại úy Ibrahim Traoré đứng đầu Burkina Faso, quốc gia đã cắt đứt quan hệ với Pháp, không che giấu sự thật việc ông đang trông cậy vào sự hỗ trợ của Moscow trong cuộc chiến chống lại các chiến binh Hồi Giáo.

Quân đội Pháp rời Burkina Faso và Mali không một lời phàn nàn vì đây là một phần trong chiến lược mới của Pháp ở châu Phi và chắc chắn sẽ được thực hiện trong những tháng tới. Theo ông Macron, quân đội Pháp sẽ vẫn ở châu Phi nhưng số lượng sẽ giảm lại. “Chúng tôi sẽ đào tạo nhiều hơn, trang bị nhiều hơn và hỗ trợ tốt hơn, bởi vì điều này sẽ dựa trên yêu cầu rõ ràng”, Tổng thống Pháp cho biết.

Ông Macron còn nói: “Mô hình của chúng tôi không còn là căn cứ quân sự như hiện tại, trong tương lai, chúng sẽ là trường học có nhân viên người Pháp và người châu Phi”.

Chính sách mới ở châu Phi do Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố là biến thể của chính sách trước đây được một số nước châu Âu sử dụng. Nếu Pháp rút quân hoàn toàn khỏi các quốc gia này thì đó là một đánh đổi quá đắt, trong khi lợi ích đem lại không rõ ràng. Tăng cường hợp tác với các quốc gia chính trị và kinh tế quan trọng nhất trong khu vực có thể đem lại lợi ích cho Pháp. Tuần tự các quốc gia mà tổng thống Pháp đến thăm trong chuyến công du không phải là một sự lựa chọn ngẫu nhiên: Gabon giàu dầu mỏ và là quốc gia châu Phi nói tiếng Pháp nhiều nhất trong khu vực. Angola đang phát triển toàn diện và Cộng hòa Dân chủ Congo là quốc gia quan trọng trong vành đai đồng của châu Phi, chiếm khoảng 60% lượng cobalt trên thế giới.

Tổng thống Macron nói rằng Pháp sẽ tích cực phát triển quan hệ với các nước trong khu vực này. Trong bài phát biểu của mình, ông Macron nhấn mạnh cần phải đối xử với châu Phi như một đối tác bình đẳng và không tập trung vào viện trợ mà là đầu tư. Ông nói: “Châu Phi không nên trở thành “sân sau” hoặc là khu vực cạnh tranh giữa các nước lớn”.

Nhà lãnh đạo Pháp tuyên bố chuẩn bị một luật khung và “sẽ được đề xuất vào những tuần tới để thiết lập phương pháp và tiêu chí nhằm tiến hành bồi thường các công trình do các nước châu Phi yêu cầu”. Hành động như này từng diễn ra lần đầu tiên vào năm 2021: Pháp trao trả cho Đức các đồ vật nghệ thuật và đồ tạo tác bị cướp phá trong các chiến dịch thuộc địa.

Ở dải Sahel, Cộng hòa Pháp đang duy trì một đội quân lớn ở Chad và Niger. Sau cái chết của cố Tổng thống Idriss Déby Itno trên chiến trường, con trai ông, Mahamat Idriss Déby lên nắm quyền ở Chad vào năm 2021. Ngày 20/4, ông Mahamat Idriss Déby Itno đã ký sắc lệnh giao nhiệm vụ cho hội đồng quân sự. Cuối cùng, điều hứa hẹn nhất là trữ lượng uranium phong phú ở Niger. Quốc gia này đã diễn ra hoạt động khai thác và vận chuyển uranium từ lâu. Đây là điểm khác biệt lớn giữa quốc gia này với nhiều quốc gia khác trong khu vực có trữ lượng khoáng sản, nhưng việc khai thác thương mại vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Hai chính trị gia người Pháp Jacques Chirac và Nicolas Sarkozy nói Điện Élysée đã tìm cách tiếp cận mới ở châu Phi trong vài năm qua. Người Pháp thường ủng hộ các chế độ độc tài, các nhà lãnh đạo sở hữu nhiều bất động sản và quyền lợi ở Pháp. Chắc chắn, ở một mức độ nào đó điều này sẽ giúp củng cố mối quan hệ giữa chính quốc cũ và các thuộc địa cũ của họ. Tuy nhiên, quá khứ khắc nghiệt đó đang ngăn cản việc triển khai thành công chính sách mới. Hay rõ ràng là Pháp không vui khi mất ảnh hưởng và chứng kiến Nga và Trung Quốc dần tăng sức ảnh hưởng ở châu Phi.

Châu Phi- đối tác lớn về năng lượng tái tạo của EUChâu Phi- đối tác lớn về năng lượng tái tạo của EU
Ấn Độ muốn tăng đầu tư vào dầu mỏ châu PhiẤn Độ muốn tăng đầu tư vào dầu mỏ châu Phi
Nga có phải là đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc trong lĩnh vực dầu khí ở châu Phi?Nga có phải là đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc trong lĩnh vực dầu khí ở châu Phi?

Nh.Thạch

AFP