Nga có phải là đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc trong lĩnh vực dầu khí ở châu Phi?

14:00 | 20/02/2023

2,095 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Châu Phi là khu vực lớn thứ hai cung cấp dầu khí cho Trung Quốc sau Trung Đông, chiếm tới 25% tổng kim ngạch nhập khẩu dầu và khí của Trung Quốc.
Nga có phải là đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc trong lĩnh vực dầu khí ở châu Phi?
Đường ống dẫn dầu của CNPC ở Benin.

Các công ty dầu khí của Trung Quốc có mặt ở lục địa đen vẫn là các tên tuổi quen thuộc như CNPC, SINIPEC, CNOOC, với khoản đầu tư lên tới 15 tỷ USD vào phát triển và khai thác, chỉ đứng sau BP, Shell và Eni.

Sự bùng phát nhu cầu năng lượng trong nước đã đẩy Trung Quốc phải đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu và NOCs Trung Quốc đã tăng lên đáng kể tại gần 20 quốc gia châu Phi.

Một trong các đối tác lớn nhất của Trung Quốc là quốc gia khai thác dầu mỏ lớn nhất châu Phi - Nigeria. Gần đây Nigeria đã khai thác 2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày và mục tiêu sẽ đạt tới 3 triệu thùng/ngày vào năm nay.

Tại Nigeria, CNOOC đã có mặt từ năm 2005. Năm 2006, họ đã bỏ ra 2.3 tỷ USD để mua lại 45% cổ phần giấy phép lô nước sâu của OML 130 ở Nigeria, nằm trong một trong lưu vực có nhiều dầu khí nhất thế giới, bao gồm mỏ Akpo và Egina, mặc dù khu vực này đang còn nhiều vấn đề như: các đợt bùng phát bạo lực, các hành động trộm cắp nguồn tài nguyên dầu mỏ, sự thiếu minh bạch của NNPC, Africa-Oilweek cho biết.

Ở Tây Phi, CNPC mới đây đã ký một hợp đồng với Chính phủ Benin ở Tây Phi để xây dựng và vận hành một đường ống dẫn dầu dài 1.980 km trong khu vực, từ mỏ Agadem ở Niger tới cảng Seme của Benin. Đây là khoản đầu tư đường ống dẫn dầu lớn nhất xuyên quốc gia ở châu Phi, nhằm đưa dầu thô Niger ra thị trường quốc tế, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở Benin.

Nga cũng là một nhà đầu tư thượng nguồn ở châu Phi. Nhưng khi so sánh với Trung Quốc, quốc gia có các công ty lớn của nhà nước tham gia vào các dự án thượng nguồn trên khắp lục địa, với sự hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng nhà nước Trung Quốc, có thể thấy rằng các công ty Nga đã trải qua một loạt thất bại.

Cách đây vài năm, nỗ lực mua lại các dự án ở Nigeria của Gazprom đã không thành công. RT Global Resources, một công ty con của tập đoàn quốc phòng Nga Rostec không có chuyên môn về năng lượng, năm 2016 đã rút khỏi dự án xây dựng một nhà máy lọc dầu mới ở Uganda. Gazprombank, một trong những nhà cho vay lớn nhất của Nga, đang tìm cách tài trợ cho các dự án dầu khí ở Nam Phi, cho đến nay vẫn chưa thành công.

Công ty dầu khí Lukoil thuộc sở hữu tư nhân lớn nhất nước Nga, nhưng tài sản thượng nguồn ở châu Phi rất khiêm tốn. Lukoil có 18% cổ phần cùng với Chevron trong OML 140 của Nigeria, nằm giữa Bonga Southwest Field, vẫn chưa phát triển. 30% cổ phần của Lukoil trong lô Etinde ở Cameroon theo hợp đồng PSC được ký vào năm 2008, do New Age điều hành độc lập. 3 lô ngoài khơi được trao vào năm 2019 ở Congo (Brazzaville), Lukoil cùng đầu tư với Eni.

Tại Ghana, Lukoil có 38% cổ phần trong lô Deepwater Tano/Cape Three Points do Aker Energy của Na Uy điều hành, vẫn chưa được phát triển.

Khoảng 3 năm trước, nỗ lực của Lukoil giành được một vị trí ở Senegal thông qua Cairn độc lập của Vương quốc Anh đã thất bại sau khi Woodside của Úc mua trước.

Nga là nhà cung cấp chính các sản phẩm dầu cho châu Phi. Bắc Phi nhập khẩu dầu diesel trực tiếp từ Nga, phần lớn giao dịch thương mại sang Tây Phi là gián tiếp - với các thành phần nhiên liệu Nga được pha trộn ở Tây Bắc châu Âu và được vận chuyển dưới dạng động cơ diesel.

Sau khi lệnh cấm vận các sản phẩm dầu của EU và trần giá G7 có hiệu lực vào ngày 5/2, các chuyến hàng dầu khí, dầu nhiên liệu, naphtha và xăng của Nga đã đến một số cảng châu Phi, chi nhánh thương mại có trụ sở tại Geneva của Lukoil, cho đến nay là nhà vận chuyển đơn lẻ lớn nhất, theo dữ liệu của cảng Nga. Dữ liệu cho thấy cũng có một sự gia tăng khác trong các chuyến hàng dầu khí đến cảng Mohammedia của Maroc. Năm ngoái, nhập khẩu dầu diesel/gasoil của Maroc đã tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 12.

Các nguồn thương mại cho biết sự gia tăng xuất khẩu sản phẩm sang châu Phi vì Nga cần tìm càng nhiều người mua thay thế mới càng tốt. Nếu người Nga buộc phải cung cấp sản phẩm với mức chiết khấu lớn, người mua châu Phi sẽ xếp hàng dài để tận dụng lợi thế này.

Hồng Thanh