Chiến lược hydro quốc gia của Đức
![]() |
![]() |
Chính phủ Đức vừa phê chuẩn Chiến lược hydro quốc gia với những nội dung chính sau:
Green Hydrogen hay Blue hydrogen: Quan điểm của Chính phủ Đức là chỉ có hydro được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo (green hydrogen) là bền vững trong thời gian dài. Do đó, nhiệm vụ của Chính phủ là sử dụng green hydrogen để hỗ trợ thị trường hydro tăng trưởng nhanh và tạo ra các chuỗi giá trị phù hợp. Thị trường hydro ở châu Âu sẽ phát triển trong vòng 10 năm tới và tiến tới trung hòa carbon. Vì vậy, Đức cần tích hợp chặt chẽ vào cơ sở hạ tầng cung cấp năng lượng châu Âu, tính đến việc sử dụng hydro sản xuất từ khí thiên nhiên (blue hydrogen) kết hợp thu gom, lưu trữ CO2 để phục vụ thị trường trong thời gian tới.
![]() |
Về nền kinh tế hydro: Chiến lược khẳng định sản xuất và sử dụng hydro trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế chưa có lãi. Để chuyển đổi sang nền kinh tế hydro cần phát triển nguồn nhiên liệu hydro quy mô lớn. Do đó, nhiệm vụ quan trọng của chiến lược là gia tăng nhanh chóng sản xuất hydro phục vụ cho các lĩnh vực có triển vọng cao nhất về lợi nhuận trong tương lai.
![]() |
Sơ đồ dự án Green Hydrogen của Hà Lan |
Phát triển mạnh thị trường nội địa: Đức coi đây là bước đầu tiên trong phát triển thị trường hydro toàn cầu. Thị trường nội địa phát triển mạnh sẽ thúc đẩy xuất khẩu công nghệ hydro. Nhu cầu tiêu thụ hydro đến năm 2030 được dự báo ở mức 90-110 TW.h quy đổi. Để đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ, Đức sẽ nâng tổng công suất điện phân nước lên 5 GW vào năm 2030, sử dụng các nguồn điện tái tạo trên biển và trên đất liền.
Về sản xuất, nhập khẩu hydro: Để đáp ứng nhu cầu năng lượng tương lai, bên cạnh việc sản xuất hydro trong nước, Đức sẽ nhập khẩu hydro chủ yếu từ các nước có tiềm năng sản xuất hydro "xanh" giá rẻ trong EU. Chính phủ Đức sẽ tăng cường hợp tác với các nước Bắc Âu, khu vực Baltic và Nam Âu trong phát triển điện gió ngoài khơi, tăng năng lực cung cấp điện cho sản xuất hydro. Trong triển vọng trung và dài hạn, Đức sẽ nhập khẩu lượng lớn hydro, đồng thời thúc đẩy thành lập thị trường hydro toàn cầu, định dạng lại chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo và thành lập chuỗi cung ứng hydro tiềm năng.
Về các nhiệm vụ và giải pháp: Nội dung chiến lược đề cập đến các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện 38 dự án phát triển hydro trong các phân khúc: sản xuất hydro, ứng dụng hydro (trong vận tải, công nghiệp, cung cấp nhiệt năng, phát triển cơ sở hạ tầng, nghiên cứu, giáo dục, hợp tác quốc tế, xuất khẩu và quan hệ kinh tế đối ngoại).
Về quản trị chiến lược: Đức sẽ thành lập Ủy ban nhà nước về hydro gồm các quan chức cấp cao thuộc các bộ giám sát thực hiện chiến lược. Chính phủ Liên bang cũng sẽ thành lập Hội đồng quốc gia về hydro, bao gồm 26 chuyên gia cao cấp từ giới doanh nghiệp, khoa học và xã hội dân sự, có nhiệm vụ tư vấn và hỗ trợ Ủy ban Nhà nước về hydro, đưa ra các khuyến nghị hành động để thực hiện chiến lược hiệu quả.
Phạm TT.
Theo Renen.ru
-
Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí
-
Quốc hội xem xét rút ngắn nhiệm kỳ, ấn định ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
-
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga