Châu Âu kiên quyết muốn chấm dứt các hợp đồng khí đốt dài hạn với Nga

09:21 | 21/12/2021

1,938 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo Bloomberg, trong khi Nga ủng hộ các hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn cho châu Âu, Brussels lại chọn một chiến lược hoàn toàn bị phản đối và sẵn sàng từ bỏ chiến lược này vào năm 2049. Tuy nhiên, rủi ro vẫn chưa được đánh giá.
Châu Âu kiên quyết muốn chấm dứt các hợp đồng khí đốt dài hạn với Nga

Liên minh châu Âu đang lên kế hoạch về thời hạn kết thúc các hợp đồng nhập khẩu khí đốt tự nhiên dài hạn như một phần của sự chuyển dịch năng lượng của mình, Bloomberg đưa tin.

Theo hãng tin này, EU muốn ngăn chặn các hợp đồng như vậy được gia hạn sau năm 2049 như một phần của cuộc đại tu các thị trường năng lượng.

Những người đứng đầu chính phủ các nước thành viên EU sẽ thảo luận về các biện pháp đã được lên kế hoạch tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels.

Một trong những lý do giải thích cho quyết định này là dự báo tổng lượng phát thải khí nhà kính ở châu Âu sẽ ngừng lại sau năm 2050.

Để tăng cường sự kiên quyết của EU, Ủy ban châu Âu muốn đề xuất một cách tiếp cận chiến lược hơn đối với việc dự trữ khí đốt, bao gồm các biện pháp đảm bảo mức lấp đầy cao vào đầu mùa nóng.

Tháng 9 vừa qua, các kho dự trữ khí đốt châu Âu chỉ được lấp đầy 72%, mức thấp nhất trong 10 năm qua, do đó giá khí tăng.

Khi đánh giá rủi ro ở cấp độ khu vực, các quốc gia thành viên EU sẽ phải bổ sung phân tích của họ về mức độ dự trữ khí đốt với mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến an ninh nguồn cung, đặc biệt là khi kho chứa thuộc về các công ty nước ngoài. Nếu rủi ro được xác định, họ sẽ phải đưa ra các biện pháp đối phó như nghĩa vụ lưu kho tối thiểu, đấu thầu hoặc đấu giá.

Đề xuất cũng quy định việc các nhà điều hành hệ thống truyền tải tự nguyện cùng mua chung các kho dự trữ khí chiến lược. Những nguồn dự trữ này có thể được giải phóng trong trường hợp khẩn cấp.

Theo ước tính của Bloomberg, kế hoạch này là một tin xấu đối với Nga, quốc gia ủng hộ các hợp đồng dài hạn và cung cấp khoảng 1/3 nhu cầu khí đốt của châu Âu. Moscow từ lâu đã ủng hộ các hợp đồng này và đã nhiều lần kêu gọi EU ký thêm.

Bình luận vào tháng 9 về giá khí đốt tăng vọt ở châu Âu và những cáo buộc chống lại Nga về vấn đề này, Tổng thống Vladimir Putin giải thích: "1.000 mét khối khí đốt hiện có giá trên thị trường giao ngay ở châu Âu là 650 USD trong khi Gazprom bán cho Đức chỉ với giá 220 USD trong các hợp đồng dài hạn".

Serbia-Nga: Cuộc đàm phán khó khăn về một hợp đồng khí đốt dài hạnSerbia-Nga: Cuộc đàm phán khó khăn về một hợp đồng khí đốt dài hạn
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine gặp Cao ủy châu Âu về năng lượng Simson về thỏa thuận khí đốt của HungaryBộ trưởng Năng lượng Ukraine gặp Cao ủy châu Âu về năng lượng Simson về thỏa thuận khí đốt của Hungary
Cựu lãnh đạo Naftogaz bị "ép” ký hợp đồng khí đốt với NgaCựu lãnh đạo Naftogaz bị "ép” ký hợp đồng khí đốt với Nga

Nh.Thạch

AFP

Giá vàng

Tỉ giá