Châu Âu “kêu giời” khi Đức tung gói viện trợ năng lượng khổng lồ
![]() |
Thật vậy, khi Đức công bố chi 200 tỷ euro để hỗ trợ hóa đơn năng lượng toàn quốc và đối phó với tình trạng lạm phát, nhiều nhà lãnh đạo của châu Âu đã lên tiếng chỉ trích, bao gồm cả Thủ tướng Ý Mario Draghi. Trước tình trạng này, EC lo ngại thị trường châu Âu sẽ có nguy cơ bị bóp méo cạnh tranh. Thậ vậy, ông Thierry Breton cho biết: “Tôi đã để ý đến kế hoạch của Đức ngay từ lúc được công bố. Đức sẽ phải xem xét cụ thể kế hoạch này trong những ngày tới. Mặt khác, EC sẽ để mắt đến tình trạng cạnh tranh thị trường trên toàn châu Âu”.
Trong bối cảnh EU kêu gọi đoàn kết để vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng, quyết định của Đức đã khiến nội bộ châu Âu bị chia rẽ. Trên thực tế, vị Ủy viên châu Âu này nói: “Từ vài tuần qua, thậm chí là vài tháng nay, tôi đã khuyến khích các Quốc gia Thành viên tìm mọi phương tiện tùy thích để hỗ trợ các ngành công nghiệp và doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên, các phương tiện phải có sự minh bạch cao, có sự tham vấn và thể hiện tinh thần gắn kết toàn châu Âu”.
Chưa kể, theo ông Thierry Breton, Đức đang gặp khó khăn về ngân sách. Tuy vậy, quốc gia này lại quyết định tiếp tục tạo ra các khoảng nợ rất đáng kể: 100 tỷ euro cho quốc phòng; 95 tỷ euro cho năng lượng; và bây giờ, một gói viện trợ mới trị giá 200 tỷ. Đây là những thông báo khác nhau của chính phủ Đức kể từ khi cuộc chiến Nga – Ukraine bắt đầu. Hơn nữa, Đức còn đang thể hiện thái độ lưỡng lự trước quyết định áp trần giá khí đốt đi vào thị trường châu Âu, gây khó chịu đến nhiều thành viên châu Âu.
Sau trình bày trên, ông Thierry Breton cho biết thêm: “Câu hỏi đặt ra bây giờ là làm thế nào để cùng nhau nâng đỡ cho các Quốc gia Thành viên không có điều kiện ngân sách tốt như Đức. Chúng tôi cần giúp họ điều động khả năng cũng hỗ trợ các doanh nghiệp và ngành công nghiệp của họ, như cách chúng tôi đã làm trong cuộc khủng hoảng dịch tễ”.
![]() |
Ngọc Duyên
AFP
-
Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (30/1 - 5/2/2023)
-
Tiền của châu Âu không đủ "xoa dịu" thị trường năng lượng, khủng hoảng kéo dài đến bao giờ?
-
Uzbekistan muốn khởi động lại dự án khí đốt với Kyrgyzstan
-
Dự báo năng lượng 2023 tại EU: Cơ cấu năng lượng điện thay đổi chóng mặt
-
Shell bị tố cáo thực hiện “greenwashing”
-
Đâu là những triển vọng cho ngành năng lượng toàn cầu năm 2023?
- Thâm hụt thương mại của Mỹ lên gần 1 nghìn tỷ USD
- EIA hạ thấp triển vọng giá khí đốt tự nhiên năm 2023
- Kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng
- Áp trần giá dầu Nga ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế châu Âu?
- Định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam
- Hà Nội: Phấn đấu GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 12.000 - 13.000 USD
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 8/2: EIA hạ triển vọng giá khí đốt tự nhiên năm 2023
- Libya lên kế hoạch thu hút các nhà đầu tư dầu khí
- Dự báo của Goldman Sachs: Dầu thô sẽ tìm lại mức 100 USD/thùng trong năm nay
- Nga cáo buộc lệnh trừng phạt của Mỹ gây cản trở hoạt động thương mại của Iraq
- 5 cách quản lý tài chính cá nhân làm thay đổi cuộc đời bạn
- Giá dầu thô tăng phi mã nhờ kỳ vọng lãi suất giảm