Thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

Cần trả lương xứng đáng và xử lý nghiêm vi phạm

11:36 | 31/10/2022

1,023 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo đại biểu Trần Đức Thuận (đoàn Nghệ An), cần tiếp tục xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm, gây lãng phí. Đồng thời, cần bố trí ngân sách để thực hiện cải cách, trả lương xứng đáng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động…

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10, dưới sự điều hành Phiên họp của Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

Các đại biểu đánh giá cao công tác giám sát của Quốc hội và những kết quả tích cực trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021. Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ rõ báo cáo đã cho thấy trong tất cả các lĩnh vực được giám sát đều có những vướng mắc, bất cập, lãng phí đòi hỏi phải sớm có các giải pháp chấn chỉnh, khắc phục.

Cần trả lương xứng đáng và xử lý nghiêm vi phạm

Cần xây dựng môi trường văn hóa thực hành tiết kiệm

Với mong muốn việc thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt hiệu quả tích cực hơn, đại biểu Lê Minh Nam (đoàn Hậu Giang) kiến nghị báo cáo đã cho thấy trong tất cả các lĩnh vực được giám sát đều có những vướng mắc, bất cập, lãng phí đòi hỏi phải sớm có các giải pháp chấn chỉnh, khắc phục.

Đối với những điểm mờ trong quản lý thì cần phải đặc biệt quan tâm, thúc đẩy nỗ lực thực hành tiết kiệm, phấn đấu sử dụng hiệu quả các nguồn lực dưới góc độ nâng cao ý thức trách nhiệm và hiểu biết về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Đại biểu chỉ rõ: Một là cần nhận thức đúng đắn, sâu sắc về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hai là, phải tăng cường giáo dục ý thức xác định rõ trách nhiệm đối với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đặc biệt trách nhiệm của người đứng đầu. Ba là, cần xây dựng môi trường văn hóa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chủ động tự giác hơn để dần dần dần được thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trở thành nề nếp, ý thức sâu rộng và bền vững.

Bên cạnh đó, đại biểu Lê Minh Nam bày tỏ băn khoăn về thực trạng một số tiêu chuẩn, định mức, chế độ đã lạc hậu từ lâu không còn phục phù hợp với thực tiễn nhưng chưa được sửa đổi, đề nghị cần quan tâm để sớm khắc phục tồn tại này. Đại biểu cho rằng, ngoài việc xác định cụ thể những tồn tại, hạn chế trong ban hành chính sách pháp luật, định mức tiêu chuẩn chế độ thì phải lượng hóa định mức tiêu cụ thể, giá trị khối lượng, địa chỉ những hạn chế, tồn tại và khắc phục được tình trạng nêu chung chung.

Đại biểu Lê Minh Nam cũng bày tỏ nhất trí cao với Báo cáo kết quả giám sát như đã chỉ rõ được những tồn tại, hạn chế chưa được giải quyết để kiến nghị khắc phục như việc chưa sửa đổi, bổ sung kịp thời văn bản còn chồng chéo, vướng mắc, không phù; đã chỉ rõ địa chỉ, nguyên nhân nhằm tháo gỡ các nút thắt, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của nhiều dự án chậm tiến độ. Đặc biệt, Đoàn giám sát cũng đã đề xuất từ năm 2023 phát động trong toàn quốc cuộc vận động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chính phủ tổ chức phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, tiêu dùng ở mọi cấp, mọi ngành và trong Nhân dân.

Cơ quan chủ quản phải đồng bộ, hoàn thiện văn bản pháp luật

Cho ý kiến về chương trình giám sát Quốc hội vừa thực hiện, đại biểu Siu Hương (đoàn Gia Lai) cho biết, qua giám sát đã bộc lộ nhiều lĩnh vực pháp luật cần hoàn thiện cả về luật hình thức và luật nội dung. Đại biểu cho rằng các cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm trong việc hoàn thiện pháp luật. Trong báo cáo của Đoàn giám sát đã phản ánh rất rõ nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung sai phạm là do văn bản pháp luật chưa hoàn thiện hoặc chưa đồng bộ.

Theo đại biểu, đã đến lúc cần xem xét trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan chủ quản dưới góc độ chưa làm tốt vai trò hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực ngành mình quản lý. Đồng thời tăng cường hơn nữa tính chủ động trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. Hội đồng nhân dân cần nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả trong hoạt động giám sát ở địa phương, kiến nghị các giải pháp cũng như vướng mắc trong thực hiện pháp luật trên địa bàn, qua đó góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Đồng thời, để việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đi vào nề nếp, đại biểu Siu Hương đề nghị báo cáo của Đoàn giám sát xem xét, kiến nghị việc đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các chương trình đào tạo.

Cần có công cụ đánh giá hiệu quả công việc trong lĩnh vực công

Đối với giám sát về dịch vụ công; nhiều công trình, dự án sử dụng vốn Nhà nước bị thất thoát, lãng phí, đại biểu Trần Quang Minh (đoàn Quảng Bình) chỉ ra rằng, cuộc giám sát tối cao thực hiện chính sách pháp luật và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vừa qua là một cuộc giám sát khó về mặt lượng hóa của sự lãng phí, giá trị của việc thực hành tiết kiệm. Khó khăn là vậy nhưng chúng ta dễ dàng nhận thấy sự lãng phí trong thực tế đối với các công trình, dự án, hoạt động cụ thể, từ việc lớn đến việc nhỏ ở hầu khắp các lĩnh vực được giám sát và kể cả chưa được giám sát. Nhiều đại án trong những năm qua làm cho chúng ta không khỏi giật mình vì thất thoát quá lớn trong khi đất nước còn khó khăn. Ngoài việc liên quan đến tham nhũng, không loại trừ nhận thức, ý thức trách nhiệm, lương tâm và trình độ, năng lực yếu kém của cán bộ lãnh đạo khi đưa ra quyết định không phù hợp, gây ra lãng phí nặng nề, tổn hại khôn lường.

Đại biểu Trần Quang Minh đưa ra điển hình về những hoạt động đầu tư ra nước ngoài hay hợp tác với nước ngoài kém hiệu quả, thua lỗ như trong thời gian vừa qua hay những con số thực sự cần phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc như: giai đoạn 2016 đến 2021 có nhiều dự án sử dụng vốn nhà nước có thất thoát, lãng phí; hàng nghìn hecta đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa, vi phạm pháp luật và nhiều con số đáng suy ngẫm khác. Lĩnh vực đầu tư công của người ta được cho là gây ra thất thoát, lãng phí thuộc nhóm đứng đầu.

Đại biểu Trần Quang Minh khẳng định: Người Việt Nam được cho là thông minh, chăm chỉ, cần cù, trình độ đào tạo chuyên môn ngày một chú trọng nhưng năng suất lao động không cao. Ví dụ điển hình trong thời gian qua, đó là một trong 15 chỉ tiêu đề ra không đạt tốc là độ tăng năng suất lao động. Ngoài những lý do khách quan, chắc chắn có yếu tố chủ quan, sự lãng phí trong đào tạo, bố trí, phân luồng, sử dụng, quản lý nguồn nhân lực. Theo đó, đối với lĩnh vực công cần phải có những công cụ thể để đánh giá hiệu quả công việc mang tính định lượng thay vì định tính như hiện nay.

Xử lý nghiêm vi phạm và trả lương xứng đáng

Phát biểu ý kiến tại hội trường, đại biểu Trần Đức Thuận (đoàn Nghệ An), đề nghị trong thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thường xuyên tổ chức rà soát các định mức, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách trong lĩnh vực mình phụ trách để kịp thời đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đảm bảo có cơ sở khoa học phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước có tầm nhìn chiến lược dài hạn, không để nhanh bị lạc hậu.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp nâng cao trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tham mưu lập định mức, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách, lập dự án, thẩm định dự án, tiếp tục xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm, gây lãng phí lớn.

Đồng thời nhanh chóng hoàn thiện đề án việc làm để bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; bố trí ngân sách để thực hiện chính sách cải cách tiền để trả lương xứng đáng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phù hợp với trí tuệ và công sức của họ. Đồng thời, tiếp tục rà soát các công trình, dự án chậm tiến độ, đánh giá tính hiệu quả của từng dự án để có giải pháp khắc phục…

Việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn nhiều tồn tạiViệc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn nhiều tồn tại
Quốc hội chất vấn về tiền lương, tổ chức, biên chế; bất động sản; phòng, chống tham nhũng...Quốc hội chất vấn về tiền lương, tổ chức, biên chế; bất động sản; phòng, chống tham nhũng...
Những phát ngôn ấn tượng trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hộiNhững phát ngôn ấn tượng trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội

P.V

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc