Cần phạt nặng vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm
Chưa khi nào vấn nạn thực phẩm bẩn lại trở nên nhức nhối như hiện nay. Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rượu lậu, hóa chất, thuốc trừ sâu, chất bảo quản, chất kích thích sinh trưởng, làm chín quả, sử dụng phụ gia thực phẩm cấm, thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng…
Liên tiếp những vụ việc vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm bị phanh phui.
Đơn cử, ngày 31/1/2015, lực lượng chức năng đã bắt giữ 7 tấn mỹ phẩm, hương liệu, phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng và hơn 3 tấn hương liệu phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc đã bị phát hiện trên đường vận chuyển về Hà Nội và ngày 22/3/2015 Cục ATTP xử phạt 80 triệu đồng/5 công ty.
![]() |
Thanh tra thực phẩm ở các khu chợ dân sinh |
Việc lạm dụng chất cấm trong chăn nuôi đã diễn ra lâu rồi. Tháng 10/2015 cơ quan chức năng đã phát hiện 14/48 trang trại chăn nuôi lợn tại Đồng Nai có sử dụng chất cấm trộn vào thức ăn; 4/15 mẫu thịt tại siêu thị, chợ nhiễm chất cấm.
Tình trạng cho động vật ăn các hoóc môn kích thích tăng trưởng như Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine v.v… để động vật tăng lượng siêu nạc, giảm mỡ đáng kể, da bóng mượt rất phổ biến, mà đó là những chất độc hại đã bị FAO và WHO đề nghị không sử dụng trong chăn nuôi.
Thực tế, mỗi năm Việt Nam có trên 5.000 người bị ngộ độc thực phẩm cùng vài chục người bị tử vong. Ngộ độc ở nhiều bếp ăn tập thể và gia đình vẫn diễn ra... Điều gì đã dẫn đến tình trạng này?
Theo TS Phạm Văn Tân - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Các hội KHKT Việt Nam - việc mất ATTP càng ngày có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn dân, trong khi hiểu biết xã hội về ATTP còn chưa cao. Bên cạnh đó thì chế tài xử phạt vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm còn có phần lương nhẹ.
Thực tế xét thấy hầu hết chế tài xử lý mới chỉ dừng lại ở mức phạt tiền hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh từ 1-6 tháng... Phải chăng, chính vì thế mà tình trạng vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm không những không giảm mà còn gia tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng?
Trước vấn nạn này, nhiều ý kiến cho rằng những hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm phải bị phạt thật nặng, cần thiết phải xử lý hình sự.
Về vấn đề này, luật sư Trương Thanh Đức đồng tình: “Xử lý hành chính hiện nay quá nhẹ. Người ta làm lợi hàng trăm triệu thì phạt có vài triệu đồng đâu có đáng gì. Do đó, cần phải phạt gấp vài lần chỗ lợi ích thu về, đồng thời tước giấy phép kinh doanh, cảnh cáo, cấm hành nghề... Như vậy thì người ta mới sợ, không dám vi phạm nữa".
Huy An
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025