Cận cảnh những "vết thương" mặt cầu Thăng Long

06:30 | 11/08/2018

736 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ghi nhận thực tế cho thấy, cầu Thăng Long đang phải "gồng gánh quá sức" với hàng nghìn lượt phương tiện lưu thông mỗi ngày. Chưa kể những "vết thương" dày đặc khắp mặt cầu...
can canh nhung vet thuong cua cau thang longMặt cầu Thăng Long hư hỏng nghiêm trọng
can canh nhung vet thuong cua cau thang longXe biển xanh lộn nhào trên cầu Thăng Long
can canh nhung vet thuong cua cau thang longXóm "nhảy dù" dưới gầm cầu Thăng Long

Cầu Thăng Long được xây dựng từ năm 1974 và khánh thành năm 1985. Cầu được xem là một trong những biểu tượng của tình hữu nghị Việt-Xô. Với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật như hiện nay, cầu Thăng Long cũng được liệt vào dạng "có tuổi" ở Việt Nam.

Có lẽ vậy, cầu xuống cấp trông thấy. Mặc dù được sửa chữa nhiều lần nhưng hiện nay, mặt cầu Thăng Long mang trên mình hàng nghìn "vết thương" lớn nhỏ. Chưa kể đến việc mỗi ngày phải gồng gánh hàng nghìn lượt phương tiện qua sông. Trong đó, có nhiều các xe tải trọng lớn.

can canh nhung vet thuong cua cau thang long
Trên cầu xuất hiện nhiều vết lõm sâu, rộng và dài...

Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, mặt đường bê tông nhựa trên 5 liên dàn thép của cầu chính Thăng Long được rải trực tiếp trên mặt thép, chịu sự rung lắc của cầu khi khai thác. Qua khảo sát, mặt đường bê tông nhựa trên 5 liên dàn thép của cầu chính có hiện tượng hằn lún, rạn nứt và được Cục Quản lý Đường bộ 1 (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) duy tu sửa chữa thường xuyên.

Tại thời điểm kiểm tra mới đây, hiện trạng mặt đường bị rạn nứt khoảng 8.736m2; hằn lún < 2,5cm khoảng 1.290m2; hằn lún từ (2,5-7cm) khoảng 576m2; vạch sơn mòn, sơn tim đường bị chồi lún gây biến dạng; 4/8 khe co dãn cầu bị hư hỏng và đạy tạm bằng tấm thép để đảm bảo an toàn giao thông.

Năm 2009, Bộ Giao thông Vận tải đã sửa chữa lại mặt cầu Thăng Long bằng nhiều công nghệ, như: phun sơn chống rỉ trên bề mặt lớp bản thép; thi công lớp chống thấm; lớp bê tông nhựa polymer SMA dày 4cm; tưới nhựa dính bám 0,5kg/m2; lớp bê tông nhựa polymer SMA dày 3cm. Tuy nhiên, công nghệ này chưa thực sự hiệu quả, cần có những nghiên cứu áp dụng công nghệ mới cho phù hợp với điều kiện khai thác hiện nay.

Do đó, Sở Giao thông Vận tải đề nghị UBND TP có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các đơn vị của Bộ nghiên cứu và tổ chức sửa chữa tổng thể toàn bộ mặt cầu tầng hai trên 5 liên dàn thép của cầu chính trước khi bàn giao cho thành phố quản lý.

Đáng chú ý, cầu Thăng Long được Tổng cục Đường bộ Việt Nam thường xuyên tuần tra, kiểm tra và sửa chữa nhưng dường như những lần sửa chữa không hiệu quả.

Một số hình ảnh do PetroTimes ghi nhận sáng 10/8:

can canh nhung vet thuong cua cau thang long
Mặt cầu Thăng Long trải qua nhiều lần "vá" nên lốm đốm nhiều mảng miếng trên mặt cầu.
can canh nhung vet thuong cua cau thang long
Nhiều đoạn không khác gì các luống cày ngoài ruộng với những vết lõm thẳng hàng ngay ngắn.
can canh nhung vet thuong cua cau thang long
Dư âm những lần sửa chữa cầu vẫn còn đọng lại đến hôm nay.
can canh nhung vet thuong cua cau thang long
can canh nhung vet thuong cua cau thang long
can canh nhung vet thuong cua cau thang long
Thường xuyên phải gồng gánh những phương tiện có tải trọng lớn khiến mặt cầu bị lõm hẳn xuống trông thấy.
can canh nhung vet thuong cua cau thang long
Những tấm thép đặt tại vị trí khe co giãn trên cầu mỗi ngày một xộc xệch gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông.
can canh nhung vet thuong cua cau thang long
Không khó để nhận ra những vết "vá" ngang cầu như thế này.
can canh nhung vet thuong cua cau thang long

Xuân Hinh