Các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới phải có đại diện tại Việt Nam
Theo đó, các sàn bán lẻ trực tuyến có tên miền Việt Nam, sử dụng tiếng Việt hoặc có hơn 100.000 lượt giao dịch từ Việt Nam mỗi năm sẽ bắt buộc phải đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương.
Ngoài ra, các sàn thương mại điện tử này phải thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc chỉ định pháp nhân đại diện theo ủy quyền. Đặc biệt, các sàn không hoàn thành thủ tục pháp lý sẽ bị cấm cung cấp dịch vụ, bán hàng, và các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử cũng sẽ không được hợp tác nếu không đáp ứng các điều kiện này.
![]() |
Kiến nghị các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới phải có đại diện tại Việt Nam/Ảnh minh họa |
Bộ Công Thương cũng cho biết, trong dự thảo Luật Thương mại điện tử sắp tới, sẽ có các quy định rõ ràng về trách nhiệm của văn phòng đại diện hoặc pháp nhân tại Việt Nam. Các sàn thương mại điện tử sẽ phải xác thực người bán quốc tế và bồi thường cho người mua khi có vi phạm, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trong nước.
Thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nhờ sự bùng nổ công nghệ và xu hướng mua sắm trực tuyến của người dân, đặc biệt là với dân số trẻ và tầng lớp trung lưu đang gia tăng. Các sàn thương mại điện tử quốc tế như Amazon, Alibaba, Shopee và Lazada đang thu hút người tiêu dùng Việt nhờ vào sản phẩm phong phú và giá cả cạnh tranh.
Tuy nhiên, thị trường này cũng đối mặt với nhiều thách thức như vấn đề quản lý thuế, bảo vệ người tiêu dùng và logistics xuyên biên giới. Việc yêu cầu các sàn thương mại điện tử quốc tế phải có văn phòng đại diện tại Việt Nam không chỉ giúp tăng cường quản lý và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thương mại điện tử trong nước.
Các quy định mới này sẽ đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch và công bằng, giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng và tạo cơ hội hợp tác quốc tế. Điều này góp phần tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành thương mại điện tử Việt Nam trong tương lai.
Huy Tùng
-
Thương mại điện tử: Cuộc đua ngày càng khốc liệt
-
Giao dịch thương mại điện tử Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD trong năm 2024
-
Ra mắt sàn thương mại điện tử chuyên biệt cho nông sản Việt Nam
-
Shopee, TikTok Shop “chiếm lĩnh” thị trường bán lẻ online
-
Tin tức kinh tế ngày 4/6: Doanh nghiệp Trung Quốc tăng tốc đầu tư vào Việt Nam
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí
-
Tin tức kinh tế ngày 10/5: Ngân hàng tích cực “bơm” vốn
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/5 - 10/5
-
Tạo hành lang pháp lý, cơ chế ưu đãi thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số