Các nước EU vẫn đổ bộn tiền vào khí đốt Nga

09:34 | 16/08/2024

1,156 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Giá khí đốt tăng cao ở châu Âu, do cuộc tấn công gần đây của Ukraine vào Kursk, dự kiến ​​sẽ làm tăng doanh thu của Nga từ việc bán nhiên liệu hóa thạch, làm gia tăng thêm khoảng cách giữa các khoản thanh toán đó và tổng số tiền hỗ trợ của EU cho Kyiv.
Các nước EU vẫn đổ bộn tiền vào khí đốt Nga
Thu nhập của Nga từ việc bán khí đốt cho châu Âu dự kiến ​​sẽ tăng khi các nhà giao dịch dự đoán sẽ có sự gián đoạn trong bối cảnh Ukraine đánh vùng Kursk. Ảnh Shutterstock/Kletr

Kể từ khi Điện Kremlin phát động Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, các nước EU đã trả 200 tỷ euro cho nhiên liệu hóa thạch của Nga, chủ yếu là dầu khí, theo phân tích của nhóm nghiên cứu CREA.

Trong khi đó, tổng hỗ trợ của EU và Mỹ cho Ukraine, quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá, chỉ ở mức 185 tỷ euro, theo số liệu theo dõi của Viện Kinh tế Thế giới Kiel.

Doanh thu của Nga từ việc bán khí đốt, chiếm chưa đến một nửa thu nhập từ việc cung cấp năng lượng cho EU, sẽ tăng lên sau khi giá khí đốt bất ngờ tăng 13% trong tuần qua.

Nguyên nhân là do cuộc phản công của Ukraine vào tỉnh Kursk của Nga, nơi Gazprom bơm khí đốt sang châu Âu, đã khiến các nhà giao dịch lo ngại về khả năng cắt giảm nguồn cung, các nhà phân tích cho biết.

“Đợt tăng giá là một canh bạc đầu cơ dựa trên sự gián đoạn nguồn cung”, tờ EnergyFlux nói.

Các nhà quan sát cảnh báo rằng đợt tăng giá có thể sụp đổ vì sự gián đoạn “không chắc chắn sẽ xảy ra”, đại diện Seb Kennedy của tờ EnergyFlux cho biết. Tuy nhiên, nhà phân tích Tom Haddon lại cho rằng đó là “phóng đại”.

Nhưng trong khi châu Âu đã làm nhiều việc để giảm lượng năng lượng nhập khẩu từ Nga, đợt tăng giá khí đốt do sự cố Kursk gây ra làm nổi bật một vấn đề lớn hơn: Dòng tiền của châu Âu vẫn tiếp tục chảy vào Điện Kremlin để đổi lấy năng lượng.

Chỉ tính riêng từ ngày 29/7 đến ngày 4/8, các nước EU đã chi hơn 400 triệu euro, chủ yếu là cho khí đốt - mà Điện Kremlin hiện có thể bán với giá cao hơn sau đợt tăng giá - và dầu mỏ, theo CREA.

Số tiền này mặc dù không là gì so với các dòng tài chính trước đây – từ 5,3 tỷ euro vào tháng 3/2022 giảm xuống còn 1,5 tỷ euro hiện nay – tuy nhiên vẫn cho thấy rằng dù EU đã đi một chặng đường dài trong việc giảm sự phụ thuộc vào Nga, nhưng vẫn còn lâu mới kết thúc.

Than đá của Nga – chiếm một phần nhỏ trong tổng số – đã bị cấm hoàn toàn khỏi châu Âu, nhưng điều này không áp dụng đối với các nguồn năng lượng khác.

Mặc dù Nga hiện cung cấp chưa đến 3% dầu diesel tại EU, giảm từ khoảng 50% vào năm 2021 và chưa đến 5% dầu thô, giảm từ 25% – theo phân tích của tổ chức nghiên cứu Bruegel có trụ sở tại Brussels – tổng lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga đã giảm chỉ khoảng 75% trong cùng kỳ, với dòng chảy qua đường ống giảm từ 155 tỷ mét khối (bcm) xuống còn 27 bcm vào năm 2023.

Sự gia tăng đột biến trong lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu của Nga đã làm giảm bớt sự sụt giảm chung.

Châu Âu “vẫn là khách hàng lớn nhất của đường ống dẫn khí và LNG của Nga”, một liên minh đa đảng của các thành viên Nghị viện châu Âu (MEP) đã cảnh báo vào tháng 3, đồng thời kêu gọi cấm tất cả các mặt hàng năng lượng từ Nga.

Tình hình quan sát được vào thời điểm đó vẫn không thay đổi cho đến hôm nay. Một mạng lưới các hợp đồng dài hạn, các quốc gia không giáp biển phụ thuộc vào đường ống dẫn khí đốt ở phía Đông, và việc thiếu các hạn chế đối với hàng hóa LNG có nghĩa là tiền của châu Âu, đang tiếp tục hỗ trợ cho hoạt động quân đội của Điện Kremlin, như các MEP đã chỉ trích trong bức thư của họ.

Từ đầu tháng 8, các nước EU có quyền đơn phương cấm nhập khẩu LNG của Nga khi các quy tắc thị trường khí đốt mới của khối có hiệu lực. Cho đến nay, vẫn chưa có quốc gia nào thực hiện bước đi này, mặc dù Litva đã kêu gọi cắt đứt quan hệ với LNG của Nga vào tháng 7.

Nguyên nhân khiến khí đốt Nga trở lại vị trí dẫn đầu châu ÂuNguyên nhân khiến khí đốt Nga trở lại vị trí dẫn đầu châu Âu
Áo lên kế hoạch thoát khỏi khí đốt NgaÁo lên kế hoạch thoát khỏi khí đốt Nga
Các công ty Mỹ cản trở nỗ lực duy trì dòng chảy khí đốt Nga tại EUCác công ty Mỹ cản trở nỗ lực duy trì dòng chảy khí đốt Nga tại EU

Nh.Thạch

AFP