Biện pháp nào chống nạn bạo lực học đường?

18:45 | 18/04/2019

594 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị trực tuyến nhằm tìm cách chống lại nạn bạo lực trong học đường. Đây là một tín hiệu tích cực nhưng để đạt hiệu quả, thực sự giải quyết tận gốc vấn nạn này thì vẫn còn nhiều điều cần bàn.  

Trước tiên phải nhìn nhận rằng việc Bộ chủ quản ngành giáo dục đã khá nhanh nhạy trong việc phản ứng với nạn bạo hành trong trường học đang có chiều hướng gia tăng mạnh thời gian qua. Nhưng nói đi cũng phải ngẫm lại khi một loạt các giải pháp như tăng thanh tra giáo dục, quy trách nhiệm cho hiệu trưởng... trong kế hoạch “phòng chống bạo lực học đường” vẫn chỉ là giải pháp tình thế.

Bạo lực học đường gia tăng không chỉ trong những ngày gần đây mà xảy ra hàng ngày, hàng giờ trên khắp cả nước từ nhiều năm qua. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, tính trung bình có khoảng 5 vụ/ngày). Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công an mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên trở thành tội phạm.

chong bao luc hoc duong bang bien phap manh
(Hình minh họa)

Trên đây chỉ là những số liệu lưu thành hồ sơ và có thể kiểm đếm được còn thực tế rất nhiều vụ đánh nhau “không thành án” trong các lứa tuổi học trò mà không cơ quan nhà nước nào kiểm đếm xuể. Điều đáng nói ở đây là rất nhiều vụ việc biết đến với các tình tiết thể hiện vai trò và trách nhiệm của nhà trường còn rất yếu và rất thiếu. Lý lẽ của các nhà giáo dục đưa ra là “học sinh ra khỏi cổng trường học là không thuộc quyền quản lý và trách nhiệm của thầy cô giáo”. Xét về lý thì có vẻ đúng nhưng xét về tình thì lại có vấn đề.

Thứ nhất, học sinh không phải là người phải đi trại cải tạo với nhiệm vụ là ăn, học, ngủ, đúng giờ lên lớp, hết giờ nhanh chóng ra khỏi trường về nhà. Học sinh lên lớp là để học kiến thức, để được sinh hoạt vui chơi với bạn bè cùng trang lứa, được nhìn những tấm gương, những cách hành xử văn hóa, văn minh mà học tập. Từ đó sẽ thành người tốt, người hữu ích đối với xã hội. Không phủ nhận nước ta có hàng ngàn giáo viên tốt, có tâm với học sinh, chăm chút học sinh từng việc nhỏ nhất, dạy dỗ các em nên người. Nhưng ngược lại vẫn tồn tại những cá nhân có biểu hiện tiêu cực như né tránh trách nhiệm, tìm cách đổ lỗi cho học sinh.

Cùng với chuẩn mực đạo là vấn đề giảm tải cho học sinh. Bộ GD-ĐT cứ liên tục đưa ra hết đề án này đến đề án khác, hết hội thảo này đến hội thảo khoa học khác về việc các dự án nghìn tỉ cho sách giáo khoa. Chưa hết các chương trình học thử nghiệm, học nâng cao của nước ngoài về áp xuống các trường. Rồi đâu vẫn hoàn đấy, học sinh cứ cắm đầu vào học, học nữa, học mãi, học đến mất cả tuổi thơ, học đến… phát điên thì cũng chẳng còn lạ nữa.

Ở đây, chưa đề cập đến vấn đề có hay không lợi ích nhóm trong ngành giáo dục nhưng rõ một điều là những người lớn, những người đang cầm quyền quản lý ngành quyết định tương lai đất nước thực sự không muốn học sinh học ít đi, được vui chơi nhiều hơn. Bởi đơn giản nếu có quyền Bộ trưởng trong tay, tôi cũng như hàng triệu phụ huynh Việt Nam sẽ giao một nhiệm vụ cực kỳ ngắn gọn và đơn giản: “Giảm 50% giờ học kiến thức, tăng 100% giờ chơi và ngoại khóa cho học sinh”. Làm được như thế thì học sinh sẽ được sống với chính tuổi thơ của mình, được thực sự vui chơi và hưởng thụ quãng đời vô âu, vô lo chứ không phải nghe cha mẹ, thầy cô ra rả mỗi ngày “học như thế nào?”, “mấy điểm”, “sao con người ta học được con lại không?”…

Người viết bài này sở dĩ nhắc đến vấn đề quá tải đối với học sinh là vì đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bạo lực học đường. Nói thẳng ra rằng các thế hệ học sinh sau khi thống nhất đất nước (7X, 8X…) hay trước đây nữa thì chẳng có thế hệ nào là không có chuyện học sinh nghịch phá, đánh nhau. Nhưng đó chỉ là những mâu thuẫn nhỏ trong trường ngoài lớp, mà “đánh nhau” cũng là một cách giải quyết nhanh gọn nhất.

Nhưng giờ thì sao, chỉ từ những mâu thuẫn, hiểu lầm nhỏ là học sinh nam thì gọi bè, kéo lũ dùng dao dùng kiếm để “xử lý”. Học sinh nữ thì ngoài túm tóc, cấu véo là xé quần, lột áo để “làm nhục”… Nguyên nhân chính do các em đang phải chịu áp lực quá lớn từ việc học, việc lo sợ sẽ không có một tương lai nếu không có một thành tích nào đấy trong học tập. Áp lực đó mọc rễ nảy mầm trong chính những tâm hồn non nớt đó sẽ lớn dần qua từng ngày, từng giờ và bộc phát bằng những hành động bạo lực, những biến thái về tâm sinh lý và nặng nhất là phát điên.

Vấn nạn bạo lực học đường chỉ có thể giải quyết tận gốc bằng chính hành động của những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục là tìm cách nâng cao chuẩn mực của nhà giáo và giảm tải học hành chứ không phải là coi học sinh là tội phạm tiềm tàng để lên kế hoạch, ra luật lệ hòng quản lý hay giám sát từng giây từng phút.

Thành Công - Tú Anh

chong bao luc hoc duong bang bien phap manh

Giáo dục tuần qua: Lộ diện phụ huynh "gian lận" điểm thi, dâm ô và bạo lực học đường
chong bao luc hoc duong bang bien phap manh

Càng kỷ luật, càng bùng phát bạo lực học đường?
chong bao luc hoc duong bang bien phap manh

Nguy cơ khi nhiều trẻ xem trọng người giúp việc hơn bố mẹ, ông bà
chong bao luc hoc duong bang bien phap manh

Thêm một vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Quảng Ninh
chong bao luc hoc duong bang bien phap manh

Quảng Bình: Sẽ xử lý nghiêm cô giáo tát học sinh lớp 1 chảy máu tai