BIDV và hợp tác doanh nghiệp Việt - Nga
Thúc đẩy hợp tác thương mại và thanh toán song phương. Diễn đàn có sự tham gia của ông Alexey Likhachev, Thứ trưởng thường trực Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Nga, ông Nguyễn Thanh Sơn - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tại Liên bang Nga, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam cùng gần 500 đại biểu đại diện cho 350 doanh nghiệp Việt Nam, Liên bang Nga… Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện thương mại do Việt Nam tổ chức tại Liên bang Nga tháng 11/2015, hưởng ứng thành công Hiệp định thương mại tự do Á Âu vừa được ký kết 5/2015.
Diễn đàn nhằm mục đích: (i) Quy tụ và kết nối các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu của hai nước, tạo cơ hội cho doanh nghiệp gặp gỡ, tìm kiếm khả năng hợp tác kinh doanh; (ii) Giới thiệu đến các doanh nghiệp những cơ hội, lợi ích xuất nhập khẩu hàng hóa sau khi Hiệp định FTA có hiệu lực; (iii) Giới thiệu lợi ích của Kênh thanh toán song phương Việt Nga, những lợi thế và ưu đãi khi doanh nghiệp sử dụng kênh thanh toán (iv) Giải đáp cho doanh nghiệp những thắc mắc xung quanh vấn đề thanh toán với thị trường Nga và Việt Nam.
Diễn đàn đã đánh giá về tình hình hợp tác thương mại giữa hai nước Việt Nam - Liên bang Nga, những thời cơ, thuận lợi cũng như khó khăn, vướng mắc đang cản trở việc giao thương giữa doanh nghiệp hai nước.
Theo đó, quan hệ thương mại hai nước mặc dù đã đạt được tốc độ phát triển tốt trong những năm gần đây nhưng nhìn chung vẫn chưa bền vững và chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam và Nga. Từ năm 2014 đến nay, do tác đông bởi nhiều yếu tố cả khách quan, chủ quan, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Liên bang Nga có xu hướng giảm sút. Việc phấn đấu cho mục tiêu đạt kim ngạch thương mại 2 chiều lên mức 10 tỷ USD vào năm 2020 (theo Tuyên bố chung của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Putin vào tháng 11/2014) đang là một thách thức lớn.
Một số khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong quan hệ thương mại hai nước trong nhiều năm qua là: (i) Cơ chế, chính sách về hải quan, thuế suất, (ii) Doanh nghiệp hai bên chưa có lòng tin ở nhau; (iii) Hàng hóa của cả Việt Nam và Nga chưa xây dựng được thương hiệu của riêng mình tại mỗi thị trường, (iv) Việc thanh toán vẫn là nút thắt tồn tại trong hàng chục năm qua...
Bên cạnh những khó khăn, hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Liên bang Nga cũng đang đứng trước thời cơ lớn. Đó là ngày 29/5 vừa qua, Việt Nam trở thành quốc gia duy nhất ở Châu Á ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á Âu trong đó Nga đóng vai trò nòng cốt, FTA này dự kiến có hiệu lực từ đầu năm 2016. Hiệp định có hiệu lực sẽ mở ra cơ hội lớn đối với cả Việt Nam và Nga trong thương mại hàng hóa.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp đón đầu những lợi ích từ FTA, BIDV đã phối hợp với Ngân hàng VTB và VRB nghiên cứu xây dựng kênh thanh toán song phương bằng đồng nội tệ nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thanh toán xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, khơi thông luồng thanh toán hai chiều, góp phần thuận lợi hóa thương mại hai nước. Hiện nay, BIDV và VRB đã được NHNN Việt Nam chấp thuận cho triển khai Kênh thanh toán này.
Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết: “Không phải tự nhiên BIDV được lãnh đạo cấp cao hai nước lựa chọn để triển khai Kênh thanh toán. Hiện nay tại Việt Nam và Nga chỉ có BIDV và VTB là hai ngân hàng duy nhất có hợp tác thành lập Ngân hàng Liên doanh Việt Nga. Vì vậy, chúng tôi rất có kinh nghiệm và am hiểu về thị trường của nhau, có nền khách hàng tốt và có những sản phẩm đặc thù phục vụ Kênh thanh toán”.
-
BIDV triển khai định danh điện tử dành cho khách hàng tổ chức
-
Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh
-
Thêm góc nhìn toàn cảnh về thị trường tài chính Việt Nam
-
Những giải pháp tài chính - công nghệ góp phần thúc đẩy hành trình chuyển đổi xanh
-
BIDV ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2025 với 7 sản phẩm công nghệ được vinh danh
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư
-
Ngành công nghiệp LNG Mỹ đưa ra cảnh báo mới
-
Nga tìm ra giải pháp năng lượng cho vấn đề khai thác Bitcoin
-
Giá vàng hôm nay (9/5): Thị trường thế giới giảm mạnh
-
Giá dầu hôm nay (9/5): Dầu thô tăng giá trong phiên