Bản tin năng lượng trong nước từ ngày 12/7 - 18/7

15:00 | 19/07/2021

342 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Các tin chính của ngành năng lượng trong nước tuần qua, từ ngày 12/7 đến 18/7/2021.
Bản tin Dầu khí 16/7: PEMEX cấm hoạt động kinh doanh mới với Trafigura AGBản tin Dầu khí 16/7: PEMEX cấm hoạt động kinh doanh mới với Trafigura AG
Bản tin năng lượng trong nước từ ngày 4/7- 11/7/2021Bản tin năng lượng trong nước từ ngày 4/7- 11/7/2021
Bản tin Dầu khí 12/7: Ấn Độ sẽ tập trung thúc đẩy khai thác trong nướcBản tin Dầu khí 12/7: Ấn Độ sẽ tập trung thúc đẩy khai thác trong nước
Bản tin Năng lượng 9/7: UAE có thể được phép tăng sản lượng; Saudi Aramco có kế hoạch bán tài sản hàng chục tỷ đô laBản tin Năng lượng 9/7: UAE có thể được phép tăng sản lượng; Saudi Aramco có kế hoạch bán tài sản hàng chục tỷ đô la
Bản tin năng lượng trong nước từ ngày 27/6 - 4/7/2021Bản tin năng lượng trong nước từ ngày 27/6 - 4/7/2021

EVN huy động 14,69 tỷ kWh từ năng lượng tái tạo trong 6 tháng đầu năm

Bản tin năng lượng trong nước từ ngày 12/7 - 18/7
Sản lượng huy động từ năng lượng tái tạo đạt 14,69 tỷ kWh trong 6 tháng đầu năm (ảnh minh họa)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 128,51 tỷ kWh, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, trong đó, tỷ trọng sản lượng huy động từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) đạt 14,69 tỷ kWh (chiếm tỷ trọng 11,4%), điện nhập khẩu đạt 624 triệu kWh (chiếm tỷ trọng 0,5%)...

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 128,51 tỷ kWh, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, tỷ trọng sản lượng huy động từ thủy điện đạt 30,46 tỷ kWh (23,7%), nhiệt điện than huy động đạt 66,67 tỷ kWh (51,9%), tua bin khí huy động đạt 15,66 tỷ kWh (12,2%), điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối đạt 14,69 tỷ kWh (11,4%), điện nhập khẩu đạt 624 triệu kWh (0,5%). Riêng nhiệt điện dầu huy động không đáng kể (2 triệu kWh).

Ký hợp đồng khảo sát địa chất kỹ thuật dự án điện gió ngoài khơi La Gàn

Ký hợp đồng khảo sát địa chất kỹ thuật dự án điện gió ngoài khơi La Gàn
Ký hợp đồng khảo sát địa chất kỹ thuật dự án điện gió ngoài khơi La Gàn

Ngày 15/7/2021, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Phát triển Dự án Điện gió La Gàn - đơn vị phát triển dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn, công suất 3,5 GW (thuộc sở hữu của Copenhagen Infrastructure Partners, Asiapetro và Novasia) đã ký Hợp đồng khảo sát địa kỹ thuật dự án điện gió ngoài khơi La Gàn với Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro. Lễ ký kết được tiến hành trực tuyến dưới sự chứng kiến của Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam - Kim H. Christensen.

Theo hợp đồng, Vietsovpetro sẽ hợp tác với các nhà thầu phụ là Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) và Công ty TNHH Fugro Singapore tiến hành thu thập các mẫu đất đá nằm sâu dưới đáy biển. Các mẫu này sẽ được kiểm tra trong các phòng thí nghiệm cấp cao và được sử dụng để xây dựng mô hình mặt đất chi tiết của đáy biển nằm trong khu vực trang trại điện gió. Các mô hình mặt đất này đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế cấu trúc các móng trụ ngoài khơi và cáp ngầm của dự án điện gió ngoài khơi La Gàn.

Kể từ khi ký kết Bản ghi nhớ với UBND tỉnh Bình Thuận (tháng 7/2020), dự án điện gió ngoài khơi La Gàn đã tích cực tiến hành các hoạt động phát triển dự án. Với vốn đầu tư ước tính lên đến 10 tỷ USD, công suất 3,5 GW, đây là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam.

Hợp tác triển khai dự án Điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong

Bản tin năng lượng trong nước từ ngày 12/7 - 18/7
Hợp tác triển khai dự án Điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong (ảnh minh họa)

Dự án điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong, công suất 1.000 MW, đã được tỉnh Bình Thuận chấp thuận chủ trương cho phép liên danh (Zarubezhneft JSC và DEME Concessions), thực hiện các thủ tục cần thiết báo cáo Bộ Công Thương trình Chính phủ để đưa vào Quy hoạch điện VIII.

Trước đó, cuối tháng 4/2021, các nhà đầu tư là Công ty DEME Concessions Wind (Bỉ) và Công ty Cổ phần Zarubezhneft (Liên bang Nga), cùng các công ty thành viên là Công ty DEME Offshore và Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, đã ký Biên bản ghi nhớ để phát triển dự án.

Dự án có tổng mức đầu tư 72.900 tỷ đồng, dự kiến giai đoạn đầu (công suất 600 MW) sẽ được đưa vào vận hành thương mại vào năm 2026 và giai đoạn hai (công suất 400 MW) vào năm 2030. Sau khi đi vào hoạt động, dự án được kỳ vọng không chỉ cung cấp hàng tỷ kWh điện cho hệ thống điện quốc gia mà còn đóng góp nguồn thu cho ngân sách khoảng 10.000 tỷ đồng; đồng thời tạo ra khoảng 2.500 việc làm trong suốt quá trình xây dựng, trong đó có 2.000 việc làm cho giai đoạn vận hành và 500 việc làm cho giai đoạn kết thúc và di dời dự án.

Bình Định: Năng lượng tái tạo góp phần nâng sản lượng điện sản xuất 6 tháng đầu năm

Nhà máy phong điện Phương Mai 3
Nhà máy phong điện Phương Mai 3

Các nhà điện năng lượng tái tạo tại tỉnh Bình Định đang hoạt động có tổng công suất trên 530MWp, góp phần nâng sản lượng điện sản xuất 6 tháng đầu năm 2021 tại tỉnh này tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ, sản lượng điện đạt 788 triệu kWh.

Bình Định hiện có 6 nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió đang hoạt động gồm: Nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp (huyện Phù Cát); Nhà máy điện mặt trời đầm Trà Ổ, Nhà máy điện mặt trời Mỹ Hiệp, Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ (huyện Phù Mỹ); Nhà máy điện mặt trời Fujiwara Bình Định, Nhà máy phong điện Phương Mai 3 (khu kinh tế Nhơn Hội).

Sự phát triển mạnh mẽ và đi vào hoạt động của các dự án điện năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh năm qua đã góp phần nâng cao độ tin cậy, giảm thiểu tình trạng thiếu hụt điện trong mùa khô của tỉnh Bình Định.

Chuẩn bị cho công tác vận hành Nhà máy điện rác Sóc Sơn

Lên kế hoạch phân luồng tiếp nhận rác chuyển về Nhà máy điện rác Sóc Sơn. (Ảnh minh họa)
Lên kế hoạch phân luồng tiếp nhận rác chuyển về Nhà máy điện rác Sóc Sơn (ảnh minh họa)

Để chuẩn bị cho công tác vận hành Nhà máy điện rác Sóc Sơn (tại khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội), Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (thuộc Sở Xây dựng Hà Nội) đã xây dựng kế hoạch phân luồng tiếp nhận rác được chuyển về nhà máy trong năm 2021.

Để phục vụ cho công tác tiếp nhận rác, từ ngày 1 đến 13/7, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và Công ty cổ phần Năng lượng môi trường Thiên Ý Hà Nội (chủ đầu tư Nhà máy điện rác Sóc Sơn) đã phối hợp tổ chức tập huấn công tác tiếp nhận rác theo quy trình mới của nhà máy. Đợt tập huấn dành cho các lãnh đạo, cán bộ điều động, lái xe, phụ xe chở rác của 17 đơn vị thu gom, vận chuyển rác được phân luồng về khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn.

Hiện Công ty Thiên Ý Hà Nội đang trong quá trình hoàn thiện công tác căn chỉnh hệ thống tiếp nhận rác, đo lường, phát điện của nhà máy, dự kiến tiếp nhận rác từ ngày 1/8/2021.

Thủy điện Đồng Nai vượt kế hoạch sản lượng điện 6 tháng đầu năm

Đảm bảo công tác vận hành an toàn, hiệu quả các tổ máy phát điện.
Thủy điện Đồng Nai đảm bảo công tác vận hành an toàn, hiệu quả các tổ máy phát điện

Nửa đầu năm 2021, Công ty Thủy điện Đồng Nai đã sản xuất được 964,5 triệu kWh, đạt 133% kế hoạch sản lượng 6 tháng mùa khô Tổng công ty Phát điện 1 giao, nộp ngân sách Nhà nước 167 tỷ đồng, đảm bảo yêu cầu cấp nước phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội khu vực hạ du.

Kết quả trên có được là nhờ vào việc tích nước đầy hồ vào cuối năm 2020, tình hình hình khí tượng thủy văn thuận lợi và công tác sửa chữa bảo dưỡng thiết bị được kiểm tra thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và sản xuất điện năng.

EVNHANOI bảo vệ quyền lợi về giá điện cho người thuê nhà

EVNHANOI kiểm tra thông số vận hành của thiết bị.
EVNHANOI kiểm tra thông số vận hành của thiết bị

Để đảm bảo các đối tượng là sinh viên, công nhân, người lao động thuê trọ được hưởng chính sách giá điện của Nhà nước, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã phối hợp với các ban, ngành chức năng trên địa bàn triển khai các biện pháp để bảo vệ quyền lợi về giá điện cho khách hàng.

Tính đến hết ngày 30/6/2021, có 16.358 nhà trọ đã thực hiện ký cam kết thu tiền điện của người thuê nhà đúng giá quy định. Trong đó, có 2.334 hộ được áp định mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang và 14.024 hộ được áp giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thứ 3.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, EVNHANOI đã thực hiện kiểm tra 6.959 hộ cho thuê trọ trên địa bàn thành phố, đã phát hiện và lập biên bản 12 trường hợp chủ nhà có hành vi thu tiền điện của người thuê trọ sai quy định.

Lâm Anh