Bàn giao quỹ bảo trì chung cư kiểu... hạ sách

07:30 | 18/11/2015

2,333 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thay vì bàn giao quỹ bảo trì chung cư cho Ban Quản trị tòa nhà Rainbow, Công ty CP BIC Việt Nam lại dùng "hạ sách" chi trả cho từng hộ dân.  
chu dau tu chung cu rainbow ban giao quy bao tri toa nha theo kieu ha sachHạn chót trình phương án 'cắt ngọn' tòa nhà 8B Lê Trực
chu dau tu chung cu rainbow ban giao quy bao tri toa nha theo kieu ha sachThủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sai phạm ở dự án 8B Lê Trực
chu dau tu chung cu rainbow ban giao quy bao tri toa nha theo kieu ha sachLập đoàn Thanh tra truy trách nhiệm vụ 8B Lê Trực
chu dau tu chung cu rainbow ban giao quy bao tri toa nha theo kieu ha sachThủ tướng yêu cầu kiểm tra "tòa nhà dòm xuống Lăng Bác"

Bàn giao quỹ bảo trì tòa nhà theo kiểu “hạ sách”

Theo ông Bùi Thành Hưng - Trưởng Ban quản trị tòa nhà Rainbow, chung cư Rainbow (thuộc phường Văn Quán, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) do Công ty CP BIC Việt Nam làm chủ đầu tư được đưa vào hoạt động từ năm 2012.

Đến tháng 9/2014, Ban Quản trị tòa nhà Rainbow được thành lập, việc thành lập này đã được chính quyền sở tại công nhận.

Tuy nhiên, sau khi ban quản trị được thành lập, chủ đầu tư lại không bàn giao số tiền bảo trì (2% tổng giá trị hợp đồng bán chung cư -PV).

chu dau tu chung cu rainbow ban giao quy bao tri toa nha theo kieu ha sach
Tầng penthouse của tòa Rainbow.

“Theo điều 109 Luật Nhà ở quy định, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của luật này và có thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh biết.

Trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí này thì ban quản trị nhà chung cư có quyền yêu cầu Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải thực hiện bàn giao theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, Công ty CP BIC Việt Nam lại không bàn giao cho ban quản trị” - ông Hưng nói.

Để đòi lại quyền lợi cho cư dân, Ban Quản trị tòa nhà Rainbow đã gửi đơn kiến nghị lên các cấp chính quyền.

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng đã phối hợp với các cơ quan hữu quan làm việc với chủ đầu tư. Sở Xây dựng cũng đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư phải bàn giao ngay số tiền bảo trì chung cư cho ban quản trị. Tuy nhiên, chủ đầu tư “giả điếc”.

Ông Hưng cho biết: "Sau nhiều lần bị thành phố nhắc nhở phải bàn giao quỹ bảo trì chung cư, Công ty CP BIC Việt Nam quay sang hạch sách ban quản trị tòa nhà. Họ yêu cầu chúng tôi phải có đủ chữ ký của 100% hộ cư dân và được UBND thành phố chứng nhận mới bàn giao.

Việc đòi hỏi này đang làm khó ban quản trị tòa nhà. Xin chữ ký cư dân thì không khó nhưng được thành phố chứng nhận thì quá khó đối với chúng tôi. Bị ban quản trị phản đối, chủ đầu tư quay sang chiêu trò chi trả quỹ bảo trì cho từng hộ dân."

Thay vì bàn giao số tiền quỹ bảo trì tòa nhà cho ban quản trị, ngày 16/11/2015, chủ đầu tư tiến hành chi trả 2% giá trị hợp đồng mua nhà cho từng hộ dân (đây là số tiền dùng bảo trì tòa nhà). Trong quá trình chi trả, chủ đầu tư đã bị chính quyền tiến hành lập biên bản do chi sai đối tượng.

Theo Luật Nhà ở thì 2% giá trị hợp đồng được chủ đầu tư chuyển giao cho ban quản trị tòa nhà làm quỹ bảo trì. Tuy nhiên, đơn vị này lại không làm đúng quy định của pháp luật mà chi theo "cách riêng của mình". 

Không đồng tình với việc làm này, Ban Quản trị tòa nhà Rainbow tiếp tục một lần nữa làm đơn kiến nghị các cơ quan chức năng vào cuộc, bảo vệ quyền lợi cho dân cư. Ngay trong ngày chi trả đầu tiên, Ủy ban Nhân dân quận Hà Đông và phường Văn Quán đã vào cuộc, lập biên bản vi phạm, yêu cầu chủ đầu tư bàn giao quỹ bảo trì chung cư đúng luật.

Không dừng lại, đại diện Ban Quản trị tòa nhà Rainbow cũng “tố” chủ đầu tư đang đẩy cư dân vào ngũ cụt. Theo đó, chủ đầu tư xác định tầng hầm và tầng kỹ thuật không thuộc sở hữu chung mà là của chủ đầu tư. Như vậy, nếu xảy ra sự cố gì người dân chỉ biết kêu trời.

“Hệ thống điện đều nằm dười tầng hầm, hệ thống loa thông báo ở tầng kỹ thuật. Cả hai tầng này do chủ đầu tư quản lý. Nếu xảy ra sự cố muốn cắt điện hay thông báo thì phải xin phép chủ đầu tư mới được làm. Không hiểu nếu cháy xảy ra thì bao giờ mới cắt được điện hay gọi loa thông báo cho cư dân hay…” - ông Hưng nói.

Cũng theo ông Hưng, tòa nhà Rainbow có 2 tầng hầm, từ tầng 1 đến tầng 6  làm trung tâm thương mại và 20 tầng chung cư. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, chủ đầu tư lại cho thi công xây thêm 2 tầng trên mái để làm các căn hộ penthouse. Việc xây dựng thêm tầng này khiến cư dân vô cùng bức xúc và lo lắng, vì ảnh hưởng đến sự an toàn của tòa nhà.

Đây chỉ là việc làm “hạ sách”?

Liên quan đến những nội dung được Ban Quản trị tòa nhà Rainbow phản ánh, ông Lê Anh Vũ - Phó trưởng phòng Marketing Công ty CP BIC Việt Nam thừa nhận việc chi trả quỹ bảo trì tòa nhà cho từng hộ dân cư là chuyện bất đắc dĩ. 

chu dau tu chung cu rainbow ban giao quy bao tri toa nha theo kieu ha sach
Đơn kiến nghị của Ban Quản trị tòa nhà Rainbow và giấy thông báo chi trả quỹ bảo trì cho từng hộ dân.

“Chúng tôi không muốn giữ số tiền này nữa và cũng quyết không bàn giao cho ban quản trị tòa nhà nên đã tiến hành thông báo và chi trả cho từng hộ dân. Dù biết rằng đây chỉ là hạ sách bàn giao quỹ bảo trì."

Chính ông Lê Anh Vũ cũng thừa nhận việc chi trả số tiền 2% hợp đồng mua bán căn hộ cho cư dân là không đúng và việc làm này đã bị Ủy ban Nhân dân quận Hà Đông “tuýt còi”.

Theo ông Lê Anh Vũ, doanh nghiệp sẵn sàng chi trả số tiền dùng làm quỹ bảo trì tòa nhà cho Ban Quản trị tòa nhà Rainbow, nhưng với điều kiện Ban Quản trị tòa nhà Rainbow phải bổ nhiệm người của Công ty CP BIC Việt Nam làm Phó Ban quản trị. Đồng thời trưởng ban và phó ban quản trị tòa nhà sẽ là người đứng tên đồng tài khoản quỹ bảo trì.

Tuy nhiên, Ban Quản trị tòa nhà Rainbow không chấp thuận nên chủ đầu tư buộc phải chi trả cho từng hộ dân.

Lí giải về việc này, ông Lê Anh Vũ cho rằng, nếu bàn giao toàn bộ số tiền làm quỹ bảo trì cho Ban Quản trị tòa nhà Rainbow sẽ rất nguy hiểm. Nếu người đứng tên tài khoản âm thầm rút tiền rồi bỏ trốn thì sẽ mất hết. Đến khi muốn bảo trì, sửa chữa nhà thì không có kinh phí để triển khai.

Khi PetroTimes đưa ra giả thuyết, nếu chủ đầu tư là người đứng tên đồng tài khoản thì khi ban quản trị tòa nhà muốn rút tiền ra sửa chữa chung cư nhưng người của công ty không đồng ý làm sao có tiền? Về vấn đề này, ông Lê Anh Vũ thừa nhận chưa nghĩ tới…

Còn về việc 2 tầng penthouse, ông Lê Anh Vũ khẳng định giấy phép nằm trong giấy phép tổng thể của cả tòa nhà và việc xây dựng này không hề sai phạm…(!?)

Tuy nhiên, chẳng hiểu vì sao sau mấy năm đi vào hoạt động hai tầng penthouse vẫn đang trong quá trình thi công. Dù có phép hay không có phép thì việc thi công này vẫn ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân. Thang máy phục vụ cư dân nay quay sang vận chuyển vật liệu, đấy là chưa kể đến chuyện bụi bặm, tiếng ồn…

Báo điện tử PetroTimes sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Thiên Minh

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc