Kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ đầy sóng gió

Bài 4: Con người là hạt nhân quan trọng trong “Đổi mới sáng tạo”

06:15 | 06/12/2022

117 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đổi mới sáng tạo trong tổ chức là chủ đề mới đầy thách thức đối với các nhà quản lý doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu. Việc khơi dậy sự sáng tạo của người lao động trong tổ chức bằng các chính sách quản lý phù hợp sẽ đóng vai trò quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Theo kết quả phân tích 21 chỉ số tài chính của doanh nghiệp trong 2 năm 2021-2022 (trong 26 ngành có các doanh nghiệp tham gia các thị trường chứng khoán Việt Nam):

Có 18/26 (chiếm 69%) ngành có giá cổ phiếu tăng vượt 10.000đ/cp, và cổ tức trên 15%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 15,4%, Bảo hiểm ngân hàng-11,6%, Sản xuất kim loại-8,3%, KHCN-6,5%, BĐS-6%... Các ngành có số lượng doanh nghiệp tăng nhiều nhất gồm: thương mại, BĐS, xây dựng dân dụng, sản xuất vật liệu phi kim, chế biến thực phẩm, môi trường, logistics. Ở các ngành này, số doanh nghiệp có cổ tức và/hoặc giá cổ phiếu tăng lớn hơn số bị suy giảm.

Bài 4: Con người là hạt nhân quan trọng trong “Đổi mới sáng tạo”
Kinh tế Việt Nam trong những năm qua vẫn có nhiều dấu hiệu tích cực.

Từ góc độ mức độ cải thiện về năng lực quản trị, kết quả phân tích cho thấy những ngành có số doanh nghiệp có tỷ trọng các chỉ số được cải thiện nhiều nhất gồm: ngân hàng Bảo hiểm-67%; năng lượng-61%; nông, lâm, thủy sản-56%; môi trường-56%; khai khoáng và thời trang-55%; kho bãi và hóa, dược-54%; thương mại và BĐS-53%; xây dựng chuyên dụng-52%; gia công kim loại-51%, chế tạo máy-50%.

Các ngành có nhiều nhất các doanh nghiệp có chỉ số được cải thiện gồm: ngân hàng bảo hiểm, năng lượng, môi trường, thời trang, khai khoáng, gia công kim loại, BĐS, thương mại. Tuy nhiên, cũng có những ngành phải chịu những tổn thất do Covid-19 gây ra.

Có thể thấy, bức tranh kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua vẫn có nhiều dấu hiệu tích cực. Điều đó có nghĩa, khả năng chống chịu với những khó khăn do thiên tai gây ra của doanh nghiệp Việt Nam là khá tốt. Đây cũng chính là động lực để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Covid-19 đặt ra thử thách và doanh nghiệp Việt Nam đã chứng tỏ nền kinh tế còn nhiều tiềm năng để phát triển. Dường như điều đó không thấy rõ lắm ở các nền kinh tế khác trên thế giới.

Bài 4: Con người là hạt nhân quan trọng trong “Đổi mới sáng tạo”
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân - Viện trưởng Viện NC&PT doanh nghiệp (INBUS).

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế 2023, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân cho biết, Covid cũng là quãng thời gian chững lại cần thiết để chúng ta nhìn lại nền kinh tế và thế giới. Lấy Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF làm ví dụ. Từ 2019, WEF bắt đầu có cách nhìn khác đối với bức tranh kinh tế toàn cầu. Trong các báo cáo thường niên của mình, thay vì phản ánh các nền kinh tế khác nhau thông qua các chỉ số so sánh chi tiết, trong những năm gần đây WEF hướng sang các vấn đề mang tính toàn cầu như Hợp tác ở phạm vi toàn cầu - Chuyển đổi ngành - Môi trường và khí hậu - Sáng kiến về kinh tế và xã hội - và Tác động của CMCN lần thứ tư. Cách nhìn mới không làm thay đổi hiện trạng nền kinh tế, nhưng chúng gợi ra rằng, chúng ta phải tiếp cận theo cách mới đối các vấn đề kinh tế quốc nội và quốc tế.

Từ những báo cáo của WEF, có thể phân nhóm các quốc gia được khảo sát thành 3 nhóm theo nguồn lực để phát triển; trong đó các nền kinh tế phát triển dựa trên sáng tạo luôn là nhóm đi đầu, và các nền kinh tế dựa vào nguồn lực tự nhiên khó có thể vượt quá mức trung bình. Theo WEF, Việt Nam được xếp vào tốp đầu nhóm các quốc gia phát triển dựa trên nguồn lực. Từ đó suy ra, mặc dù trong thời gian qua, tạo bước được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về khả năng phát triển Việt Nam khó có thể tạo ra được bước phát triển nhanh trong những năm tới, nếu tiếp tục dựa vào các nguồn lực tự nhiên như cho đến hiện nay.

Ông Nguyễn Mạnh Quân cho biết thêm: “Để tạo bước đột phá, cần phải thay đổi cách tiếp cận và nguồn lực quan trọng mà Việt Nam cần thác là con người và sáng tạo là con đường cần lựa chọn”.

“Những nghiên cứu thực tế ở một số doanh nghiệp thành công của chúng tôi cho thấy: cách tư duy đột phá có thể mang lại một tầm nhìn khác so với cách tiếp cận truyền thống, trong đó việc kinh doanh không còn bị thách thức bởi những vấn đề cơ bản như vốn, thị trường/quy mô hoặc cơ hội phát triển; nguồn lực sử dụng thay đổi và việc khai thác nguồn lực cũng thay đổi; cơ hội phát triển được mở rộng, khả năng tiếp cận với kinh tế thế giới nhanh hơn, dễ dàng hơn”, ông Quân nói.

Bài 4: Con người là hạt nhân quan trọng trong “Đổi mới sáng tạo”
Con người chính là chìa khóa tạo ra đột phá.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là phát triển bền vững trong một môi trường biến đổi nhanh, rất năng động và khó dự đoán. Quan điểm về phát triển bền vững của LHQ dựa trên 3 trụ cột: Kinh tế - Xã hội - Môi trường, đặt nền móng cho việc phát triển cách tiếp cận về kinh doanh bền vững trên cơ sở 3 trụ cột: Công nghệ - Nhân lực - Quản lý. Khái niệm ‘Môi trường’ cũng được mở rộng để bao hàm các phạm trù:

Môi trường Kỹ thuật gồm: Hệ thống công nghệ và Môi trường Quản lý với các Hệ thống tổ chức và Chính sách quản lý điều hành. Trong khi Công nghệ số và Chuyển đổi số có thể giúp cải thiện môi trường kỹ thuật; như đã được Chủ tịch WEF trích dẫn trong cuốn CMCN lần thứ 4 rằng, thực tế đã chứng minh tiến bộ KHCN không giúp nâng cao năng suất. Tất cả phụ thuộc yếu tố “con người” .

Những tiến bộ trong lĩnh vực Xã hội học và Quản lý đã mang đến cho chúng ta những phát hiện mới: liên quan đến con người, thay vì quan tâm đến cá nhân và năng suất cá nhân, nghiên cứu chỉ ra vai trò nhóm/tập thể và năng suất hợp tác (collaborative productivity) mới là “chìa khóa” để tạo sự đột phá. Điều đó làm cho sự hợp tác trở nên có ý nghĩa rất lớn và làm thay đổi cách tiếp cận trong quản lý. Cùng với điều đó, xuất hiện những nguồn lực mới đối với doanh nghiệp cần khai thác; đó là vốn xã hội nhấn mạnh vào lòng tin, sự hợp tác, thống nhất trong hành động. Đồng thời tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) đã cung cấp một phương tiện hữu hiệu cho người quản lý được gọi là vốn tổ chức nhấn mạnh việc tăng cường lưu chuyển thông tin cho việc ra quyết định trong tổ chức.

Đổi mới sáng tạo trong tổ chức là một chủ đề mới đầy thách thức không chỉ đối với người quản lý mà còn đối với những các nhà nghiên cứu. Bất luận cách tiếp cận là như thế nào, việc thực hành cần phải được triển khai càng sớm càng tốt.

Trong đó, sự sáng tạo của con người là hạt nhân, và việc khơi dậy sự sáng tạo của người lao động trong tổ chức bằng các chính sách quản lý phù hợp đóng vai trò quyết định sự thành công. Hãy để cho sự sáng tạo nở hoa kết trái để tạo những bước đột phá trên con đường phát triển của doanh nghiệp.

Thành Công - Minh Đức

Bài 1: Kinh tế Việt Nam vẫn đang phục hồi mạnh mẽBài 1: Kinh tế Việt Nam vẫn đang phục hồi mạnh mẽ
Bài 2: Mở rộng không gian phát triển doanh nghiệp như thế nào?Bài 2: Mở rộng không gian phát triển doanh nghiệp như thế nào?
Bài 3: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp phục hồi nhanh hơn sau khủng hoảngBài 3: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp phục hồi nhanh hơn sau khủng hoảng